16/04/2024
16/04/2024
1. Khái quát tác giả, tác phẩm:
– Tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống người nông dân. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông để lại 2 tập truyện ngắn có giá trị: Nên vợ nên chồng (1955) và Con chó xấu xí (1962).
– Tác phẩm: Truyện ngắn Cơm con được in lần đầu trên Tiểu thuyết thứ Bảy, số ra ngày 28/8/1943.
2. Phân tích nhân vật cụ Nhiêu:
a. Cụ Nhiêu là người rất mực yêu thương con cháu:
– Dù góa vợ khi còn trẻ, vì thương hai đứa con nhỏ nên cụ quyết định ở vậy, tần tảo làm lụng để nuôi con khôn lớn và gây dựng gia đình cho hai đứa con.
– Cũng vì thương con, nên khi nghe vợ chồng Cả Anh dụ dỗ, cụ đã đem mẫu ruộng mà mình một đời khó nhọc mới tậu được trao lại cho vợ chồng Cả Anh.
– Dù mỗi bữa cơm, cụ đều bị Cả Anh kiếm chuyện để dày vò, nhưng cụ vẫn nhẫn nhịn, “trên mặt không lộ ra một nét giận”, cụ vẫn ân cần chăm sóc cho đứa cháu. Có lúc không chịu đựng được nữa, cụ tức giận đáp trả, nhưng khi thấy Cả Anh đập phá đồ đạc, cụ lại tiếp tục nhẫn nhịn. Cụ cuồng quá sinh quẫn, lập cập nhặt những mảnh vỡ chắp chắp, nối nối; rồi khi Biết rằng cãi vã với chúng nó chỉ tổ dại mặt, cụ Nhiêu đành lảng ra chỗ khác và khóc.
– Nhiều lần cụ tính về quê ở với đứa con trai thứ hai, nhưng cụ lại nghĩ đến gia cảnh nghèo túng của con. Cụ thà chịu khổ một mình chứ không để cho vợ chồng đứa con thứ hai phải chịu khổ.
b. Cụ Nhiêu là người biết lo xa:
Không chỉ gây dựng cho hai đứa con, cụ còn lo cho tuổi già của mình. Do vậy, cụ đã tậu một mẫu ruộng thượng đẳng điền để làm cái vốn dưỡng già.
c. Cụ Nhiêu có một tuổi già cơ cực:
– Khi không còn tài sản, không làm được việc gì để kiếm ra tiền, cụ bị vợ chồng Cả Anh hắt hủi, khinh thường. Mỗi bữa ăn cụ đều bị Cả Anh đem những chuyện cũ ra mà dày vò thậm tệ.
– Cụ chỉ còn biết nhẫn nhịn trước thái độ xấc xược, bất hiếu của đứa con. Những giọt nước mắt của tuổi già thật khiến ta đau xót. Cụ nhìn thấy tuổi già của mình cũng thê lương và ảm đạm như khung cảnh của một buổi chiều tàn.
3. Tư tưởng của tác giả:
– Ca ngợi tấm lòng bao dung, yêu thương con hết mực của cụ Nhiêu.
– Đồng cảm với nỗi cơ cực của tuổi già mà cụ Nhiêu phải nếm trải.
– Phê phán vợ chồng nhân vật Cả Anh, những kẻ có lối sống chạy theo vật chất, cạn tình cạn nghĩa, vô ơn đối với người cha đã có công nuôi dưỡng và gây dựng cho mình.
– Chi tiết đứa cháu ngồi đọc bài luân lý ở cuối truyện có ý nghĩa sâu sắc: vừa có ý nghĩa nhắc nhở, răn dạy; vừa như một lời cảnh tỉnh đối với vợ chồng Cả Anh, rằng gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả đấy.
4. Vài nét về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
– Xây dựng tình huống độc đáo: tình huống truyện chỉ xảy ra trong một bữa cơm, nhưng lại có tính khái quát cao, thể hiện tập trung tư tưởng của tác phẩm.
– Kết hợp điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong, để vừa giới thiệu được một cách đầy đủ về cuộc đời của nhân vật cụ Nhiêu, vừa cho thấy được những suy ngẫm, tâm tư sâu kín của nhân vật.
– Sử dụng ngôn ngữ đối thoại sinh động, góp phần khắc họa rõ nét
tính cách nhât vật.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời