Viết đoạn văn nghị luận phân tích hình tượng người mẹ được thể hiện trong đoạn thơ "Mẹ" của Bằng Việt. Con bị thương, nằm lại một mùa mưa Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất n...

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Hoàng Đỗ

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

28/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ "Mẹ" của Bằng Việt được thể hiện rất sâu sắc và đầy cảm xúc. Mẹ được miêu tả như một người phụ nữ với tình yêu thương vô điều kiện, ân cần và hy sinh. Bức tranh về mẹ trong thơ là hình ảnh của sự hiền hậu, chăm sóc con cái, và hy sinh không ngừng nghỉ. Mỗi chi tiết nhỏ như hái trái bưởi, nấu canh tôm, nướng khoai...đều thể hiện tình cảm ân cần và quan tâm từ người mẹ dành cho con. Đồng thời, hình ảnh mẹ cũng gợi lên ý niệm về quê hương, nơi có mẹ là nơi con luôn trở về sau những chuyến đi xa. Đó chính là tình yêu thương bền bỉ và sự hy sinh cao cả của người mẹ trong cuộc sống.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (3 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
1 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

BOMAYLATHAN

28/10/2024

Timi đoạn văn hơi ngắn nhé ad


avatar
level icon
tungkhanh3

28/04/2024

Câu trả lời uy tín

Là người biết làm thơ, không mấy ai lại không viết về mẹ bởi tình mẹ thiêng liêng luôn là nguồn mạch cảm hứng vô tận cho thơ ca. Trong số đó, tôi rất thích bài thơ “Mẹ” của tác giả Bằng Việt – một nhà thơ tài năng  đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ nói về những kỷ niệm khi tác giả tham gia chiến đấu ngoài tuyến lửa đã bị thương và được người mẹ ở hậu phương nơi đó yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc tận tình.

Mở đầu bài là phần thơ tự sự hồi tưởng lại hoàn cảnh của tác giả “Con bị thương, nằm lại một mùa mưa/ Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ…”. Dấn thân vào tuyến đầu đánh Mỹ nhằm bám sát thực tiễn đời sống nơi mặt trận, tác giả đã bị thương, được bà mẹ vùng hậu cứ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy không phải là người mẹ ruột sinh thành nhưng hình ảnh người mẹ hiện lên qua phần thơ thật cảm động với  dáng vẻ “ân cần, lặng lẽ” thân thương và “tiếng chân đi rất nhẹ”.

Mẹ cố giữ cho được không gian yên tĩnh để người con chiến sỹ đang còn đau vì vết thương được tĩnh dưỡng. Sống trong căn nhà của mẹ, sự yên ắng khiến chủ thể trữ tình nhận rõ cả âm thanh tiếng gió “trên mái lá ùa qua”. Nhớ về mẹ, tác giả nhớ hết thảy những gì gần gũi gắn bó: từ  khu vườn rợp bóng cây đến  trái chín rụng “lộp độp” vào mùa thu; nhớ nhất là “Những cây bưởi sai, những hàng khế ngọt/ Nhãn đầu mùa chim bói đến lao xao…”.


Sở dĩ người lính trẻ nhớ cụ thể những loài cây trái ấy bởi anh đã được thưởng thức chúng cùng những bữa cơm thấm đượm  ân tình và sự chăm sóc đầy tình yêu thương của mẹ:

“Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà”.

Những câu thơ tự sự kết hợp hài hòa với thủ pháp liệt kê đã cho thấy tình thương và sự quan tâm rất chu đáo và cẩn trọng của người mẹ đối với đứa con chiến sỹ. Hoàn cảnh của mẹ “Ông mất lâu rồi”, ba người con đầu của mẹ cũng “đi chiến đấu nơi xa”, bao nhiêu yêu thương nhung nhớ các con đẻ “mẹ giành con hết cả”.

Cảm động biết bao khi trong giấc ngủ mê “Con nói mớ những núi rừng xa lạ/ Tỉnh ra rồi, có mẹ hóa thành quê”. Thật gần gũi và yêu thương biết bao.

Câu thơ có sức khái quát lớn bởi mẹ không chỉ là một cá nhân nữa, mẹ chính là đại diện cho bao bà mẹ miền Nam khác hết lòng thương yêu chiến sỹ như con đẻ, mẹ “đã hóa thành quê” bởi mẹ chính là hiện thân của quê hương yêu dấu, Mẹ lo âu những khi con yếu mệt, mẹ vui mừng thấy con thương tật đang đỡ dần và “hể hả ngắm con hồng sắc mặt/ Con ra ngõ núi chập chùng xanh ngắt/ Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi”.

Tuy rất nhớ thương con, muốn có con ở bên để mẹ thêm vui nhưng vì “Nước có giặc còn đi đánh giặc” cho nên “Mẹ cười xòa, nước mắt ứa trên mi: – “Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ!/ Súng đạn đó, ba lô còn treo đó/ Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?”. Thật cảm động làm sao trước sự lo lắng và quan tâm của mẹ. Cội nguồn của thái độ ấy chính là tình yêu thương mẹ giành cho con.
Phần thơ này có sự hòa quyện giữa lời thơ của nhân vật trữ tình và những câu nói của mẹ. Tác giả đã vận dụng sát hợp những ngôn từ, câu chữ đậm sắc thái địa phương khiến cho bài thơ mang dấu ấn Nam bộ rõ nét. Bài thơ kết thúc bằng những câu thơ giàu sức khái quát:

“Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn
Cũng đất nước phơ phơ đầu tóc mẹ
Từng giọt máu trong đầu con đập khẽ
Máu bây giờ đâu có của riêng con?”

Những câu thơ khổ cuối này vừa thể hiện tấm  lòng tri ân sâu nặng vừa bộc lộ tinh thần trách nhiệm của người lính với sứ mệnh thiêng liêng của mình trước đất nước, trước nhân dân.

Trân trọng cảm ơn người mẹ miền Nam đã hết lòng yêu thương chiến sỹ, nhờ có các mẹ mà các chiến sĩ có thể chiến đấu hết mình giúp đất nước ta được thống nhất như ngày nay. Cảm ơn tác giả Bằng Việt đã giúp cho người đọc cảm nhận rõ và tri ân sâu sắc tấm lòng của Người Mẹ.. Mẹ chính là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương đất Việt thân yêu.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
celine park

28/04/2024

Hoàng Đỗ

Là người biết làm thơ, không mấy ai lại không viết về mẹ bởi tình mẹ thiêng liêng luôn là nguồn mạch cảm hứng vô tận cho thơ ca. Trong số đó, tôi rất thích bài thơ “Mẹ” của tác giả Bằng Việt – một nhà thơ tài năng  đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ nói về những kỷ niệm khi tác giả tham gia chiến đấu ngoài tuyến lửa đã bị thương và được người mẹ ở hậu phương nơi đó yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc tận tình.

Mở đầu bài là phần thơ tự sự hồi tưởng lại hoàn cảnh của tác giả

“Con bị thương, nằm lại một mùa mưa

Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ…”

Dấn thân vào tuyến đầu đánh Mỹ nhằm bám sát thực tiễn đời sống nơi mặt trận, tác giả đã bị thương, được bà mẹ vùng hậu cứ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy không phải là người mẹ ruột sinh thành nhưng hình ảnh người mẹ hiện lên qua phần thơ thật cảm động với  dáng vẻ “ân cần, lặng lẽ” thân thương và “tiếng chân đi rất nhẹ”.

Mẹ cố giữ cho được không gian yên tĩnh để người con chiến sỹ đang còn đau vì vết thương được tĩnh dưỡng. Sống trong căn nhà của mẹ, sự yên ắng khiến chủ thể trữ tình nhận rõ cả âm thanh tiếng gió “trên mái lá ùa qua”. Nhớ về mẹ, tác giả nhớ hết thảy những gì gần gũi gắn bó: từ  khu vườn rợp bóng cây đến  trái chín rụng “lộp độp” vào mùa thu; nhớ nhất là

“Những cây bưởi sai, những hàng khế ngọt

Nhãn đầu mùa chim bói đến lao xao…”.


Sở dĩ người lính trẻ nhớ cụ thể những loài cây trái ấy bởi anh đã được thưởng thức chúng cùng những bữa cơm thấm đượm  ân tình và sự chăm sóc đầy tình yêu thương của mẹ:

“Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế

Khoai nướng ngô bung, ngọt lòng đến thế

Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà”.

Những câu thơ tự sự kết hợp hài hòa với thủ pháp liệt kê đã cho thấy tình thương và sự quan tâm rất chu đáo và cẩn trọng của người mẹ đối với đứa con chiến sỹ. Hoàn cảnh của mẹ “Ông mất lâu rồi”, ba người con đầu của mẹ cũng “đi chiến đấu nơi xa”, bao nhiêu yêu thương nhung nhớ các con đẻ “mẹ giành con hết cả”. Cảm động biết bao khi trong giấc ngủ mê

“Con nói mớ những núi rừng xa lạ

Tỉnh ra rồi, có mẹ hóa thành quê”.

Thật gần gũi và yêu thương biết bao.Câu thơ có sức khái quát lớn bởi mẹ không chỉ là một cá nhân nữa, mẹ chính là đại diện cho bao bà mẹ miền Nam khác hết lòng thương yêu chiến sỹ như con đẻ, mẹ “đã hóa thành quê” bởi mẹ chính là hiện thân của quê hương yêu dấu, Mẹ lo âu những khi con yếu mệt, mẹ vui mừng thấy con thương tật đang đỡ dần và

“hể hả ngắm con hồng sắc mặt

Con ra ngõ núi chập chùng xanh ngắt

Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi”.

Tuy rất nhớ thương con, muốn có con ở bên để mẹ thêm vui nhưng vì “Nước có giặc còn đi đánh giặc” cho nên “Mẹ cười xòa, nước mắt ứa trên mi:

“Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ!

Súng đạn đó, ba lô còn treo đó

Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?”

Thật cảm động làm sao trước sự lo lắng và quan tâm của mẹ. Cội nguồn của thái độ ấy chính là tình yêu thương mẹ giành cho con.

Phần thơ này có sự hòa quyện giữa lời thơ của nhân vật trữ tình và những câu nói của mẹ. Tác giả đã vận dụng sát hợp những ngôn từ, câu chữ đậm sắc thái địa phương khiến cho bài thơ mang dấu ấn Nam bộ rõ nét. Bài thơ kết thúc bằng những câu thơ giàu sức khái quát:

“Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn

Cũng đất nước phơ phơ đầu tóc mẹ

Từng giọt máu trong đầu con đập khẽ

Máu bây giờ đâu có của riêng con?”

Những câu thơ khổ cuối này vừa thể hiện tấm  lòng tri ân sâu nặng vừa bộc lộ tinh thần trách nhiệm của người lính với sứ mệnh thiêng liêng của mình trước đất nước, trước nhân dân.

Trân trọng cảm ơn người mẹ miền Nam đã hết lòng yêu thương chiến sỹ, nhờ có các mẹ mà các chiến sĩ có thể chiến đấu hết mình giúp đất nước ta được thống nhất như ngày nay. Cảm ơn tác giả Bằng Việt đã giúp cho người đọc cảm nhận rõ và tri ân sâu sắc tấm lòng của Người Mẹ.. Mẹ chính là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương đất Việt thân yêu.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved