Qua hai câu thơ : Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt / Cõi nhân gian thành quách đổi đời , anh chị hiểu biết được gì về thời đại mà Nguyễn Du sống

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

02/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Hai câu thơ này của Nguyễn Du phản ánh sự biến động lớn trong xã hội và cuộc sống người dân vào thời kỳ ông sống. "Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt" cho thấy sự chuyển biến nhanh chóng, không ngờ đến trong cuộc sống nông dân và ngư dân. Còn "Cõi nhân gian thành quách đổi đời" thể hiện sự biến đổi lớn trong xã hội, từ việc trải qua những biến cố lớn, con người đã phải thay đổi cách sống của mình. Đây là bức tranh về thời kỳ rối ren, khó khăn mà Nguyễn Du đã trải qua và tác phẩm của ông cũng phản ánh được điều này.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.5/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
ღShu Meiღ

02/05/2024

Câu trả lời uy tín

Với bài "Long thành cầm giả ca", ám ảnh về sự tàn tạ của người cũ trên đất cũ Thăng Long trong Nguyễn Du lại càng đậm nét.  Nhưng từ đó, ông bộc lộ cảm khái trước thế sự: "Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt/ Cõi nhân gian thành quách đổi dời/ Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi/ Mà làng ca vũ một người còn trơ". Kỳ tiệc vui bên hồ Giám ngày xưa, có người đàn, có những người thưởng đàn, nhưng nay chỉ còn lại một vế. Cô Cầm kia, tuy tàn tạ, nhưng vẫn là một tồn tại trước những bể dâu. Còn nhà Tây Sơn, hùng mạnh thế ấy, song hóa ra bạo phát bạo tàn, tựa như một thoáng phù du của quyền lực trong cõi nhân gian. Dấu nối giữa số phận của một cá nhân và số phận của một triều đại đã được vạch ra. (Sắc thái đối lập giữa sự còn/ mất này nổi lên rõ hơn trong nguyên tác Hán văn: Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong/ Ca vũ không di nhất nhân tại). Sẽ là suy diễn võ đoán nếu chỉ căn cứ vào đoạn thơ này mà nói rằng Nguyễn Du bày tỏ cảm tình cũng như niềm nhớ tiếc của ông với triều Tây Sơn. Có lẽ chỉ nên xem đây như một nhận thức nhuộm màu bi quan của Nguyễn Du về thân phận nhỏ nhoi của con người, về những nỗ lực tuyệt vọng của con người trước thói đỏng đảnh quái ác của Tạo hóa, hay nói cách khác, trước Định mệnh. (Không ít lần Nguyễn Du bộc lộ cảm thức này trong thơ.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi