07/05/2024
07/05/2024
07/05/2024
Sương Minh Nguyệt- một chàng trai trẻ yêu thích viết lách, yêu thích nghề văn chương. Đã phải vật lộn với nghề vì " miếng cơm manh áo" cũng đã để lại những tác phẩm hay và đặc sắc. Trong đó có : Cha tôi" những tác phẩm thể hiện rất rõ cái nhìn cuộc đời đầy đa đoan, đa chiều của nhà văn hiện thực. Trong đó văn bản “Cha tôi” được đánh giá cao nhờ xây dựng nhiều tuyến nhân vật rất ý nghĩa.
Nhân vật người cha được giới thiệu là "thế hệ 5X, chớm già. Hơn nửa thế kỉ có mặt trên đời thì bốn mươi nămcha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà". Cuộc sống tự do, buông thả bị đảo lộn hoàn toàn, người cha làm bộ đội luôn tôn trọng những giá trị truyền thống, hướng con cái, gia đình đi theo những nề nếp tốt đẹp đã vô tình gây ra cuộc chiến nảy lửa giữa những thành viên trong gia đình. Và từ khi người cha về thì nhân vật tôi lại càng có nhiều mâu thuẫn với cha của mình.
Nhân vật tôi đánh game suốt sáng, nhuộm đầu xanh, đầu đỏ, cắm xe, trốn học, quay cóp bài trong giờ. Dù đi học suốt ngày, có gia sư kèm cặp riêng nhưng trong đầu rỗng tuếch chỉ con số không. Những điểm 8, 9 khoe mẹ chỉ là quay cóp, khi không có tài liệu hỗ trợ là toàn 2, 3… kỳ thi sắp đến nhưng trong đầu không có nổi một chữ… Chính vì sống buông thả từ nhỏ nên nhân vật tôi vô cùng khó chịu khi cha trở về và siết quân luật ở trong chính gia đình của mình. Tỏ thái độ ra mặt với cha, cãi nhau tay đôi với người cha của mình và buông những lời hỗn hào với cha “ con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính”.
Nhà văn trẻ đã rất tài tình khi viết về đề tài người lính, về đề tài gia đình chỉ gói trong một tác phẩm. Nhưng đẩy lên đỉnh điểm là mâu thuẫn giữa hai thế hệ, giữa hai tư tưởng của người lính trong thời bình và người trẻ có những cách nhìn khác. Tác giả đưa ra hình ảnh thế hệ trẻ dường như đang sống khá buông thả và lãng quên dần những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong quá khứ, đặc biệt là với những chiến công to lớn của những người lính trong hai cuộc kháng chiến. Thậm chí một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ còn đang phủ nhận những hy sinh của cha ông ta để mang đến một cuộc sống độc lập, hoà bình như ngày hôm nay.
Những lời nói như xát muối vào tim của nhân vật tôi với người cha của mình - chính là người lính trong chiến tranh “- Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ”, “Bao nhiêu năm qua không có cha, mẹ con con vẫn sống tốt cơ mà. Cả cuộc đời cha ở trong quân đội, ngoài việc sinh bọn con ra cha đã làm được cái gì cho cái nhà này chưa mà cha trách mắng mọi người…” thực sự khiến người đọc phải trăn trở về rất nhiều vấn đề của cuộc sống… Câu chuyện không chỉ là câu chuyện của một nhà hai nhà mà của nhiều gia đình trong thời đại này. Giá trị hiện thực của nó vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
"Cha tôi" của tác giả Sương Nguyệt Minh đã phản ánh được rất nhiều những vấn đề nhức nhối của thời đại. Trong đó là những mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình, giữa cha và con… thông qua nhân vật tôi, tác phẩm đặt ra nhiều bài học có ý nghĩa để người đọc phải trăn trở, đồng cảm với những gì tác giả muốn truyền tải.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời