08/05/2024
08/05/2024
09/05/2024
Nhà văn Trần Duy Phiên sinh năm 1942 tại Huế, đến với văn chương khi còn đang theo học tại trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa Huế. Ông sớm tạo ấn tượng với một phong cách văn phong “sắc cạnh và bạo liệt khi miêu tả cái ác và sự thảm khốc của chiến tranh” (Huỳnh Như Phương). Nhiều sáng tác của Trần Duy Phiên mang đậm tư tưởng sinh thái, thể hiện cái nhìn mới về mối quan hệ của con người với thiên nhiên, trong số đó có truyện ngắn Nhện và người.
Câu chuyện bắt đầu qua lời kể của người kể chuyện về Chiến - nhân vật tài giỏi xuất chúng, nhưng không ai ưa. Trong một lần đi công tác xa nhà, Chiến phát hiện một con nhện chui vào trong mùng và quyết tâm bẫy nó chết mòn bằng sự giam hãm của mình nhưng rốt cuộc anh lại là mồi nhử trong cái bẫy của con nhện.
Chi tiết “Ngứa mắt,anh muốn bắt giết ngay con nhện.” sử dụng hiện tượng đảo trật tự từ, làm cho cách diễn đạt giàu tính biểu cảm hơn, nhấn mạnh đến thái độ chán ghét của nhân vật với con nhện. Tình huống trong văn bản là tình huống nhận thức của Chiến, đi từ thái độ khinh thường, ngạo mạn, tự cho mình là trung tâm của vũ trụ đến sự vỡ lẽ và kính sợ trước sức mạnh của tự nhiên.
Trần Duy Phiên đã tạo ra sự đối lập bằng cách kể về những thành tích nổi bật của Trần Việt Chiến trong phần đầu, sau đó nhấn mạnh sự thất bại thảm hại của con người trước những sinh vật bé nhỏ trong thế giới tự nhiên ở phần sau, qua đó thể hiện chủ đề của truyện.
Ở hai phần đầu, tác giả sử dụng điểm nhìn bên ngoài - điểm nhìn khách quan của người kể chuyện để kể về nhân vật chính Trần Việt Chiến. Đến những phần sau, điểm nhìn đã di chuyển vào bên trong, người kể chuyện quan sát, kể lại về nhân vật Chiến xuyên qua cảm nhận, suy nghĩ của chính anh. Cách thay đổi điểm nhìn như vậy đã thể hiện một cách rõ ràng sự thay đổi về nhận thức của nhân vật đối với con nhện, từ một con ngựa chiến, "tái sinh" thành một Trần Việt Chiến biết khiêm nhường, biết tôn trọng tự nhiên.
Ý nghĩa chi tiết Chiến nhận ra lỗ thủng ở góc mùng – phía sau mạng nhện đã tạo nên sự bất ngờ, tăng sức hấp dẫn cho truyện, là điều kiện tiên quyết để nhân vật nhận thức được cuộc sống và bản thân. Qua đó, giúp nhân vật nhận ra sai lầm (thói tự phụ, kiêu ngạo). Đây là chi tiết đắt giá giúp nhà văn truyền tải được thông điệp quan trọng nhất của tác phẩm “Không kiêu căng tự phụ, không coi thường".
Về đặc sắc nghệ thuật, Trần Duy Phiên đã sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm và miêu tả tâm lí, góp phần khắc họa một cách rõ nét tính cách nhân vật, qua đó thể hiện được tư tưởng nhân sinh của tác phẩm: Nhân loại chỉ là một phần của thế giới tự nhiên.Tư tưởng coi con người là chủ nhân của vũ trụ làm cho con người trở nên kiêu ngạo, đắc thắng, ích kỉ trong mối quan hệ với muôn loài. Chúng ta cần phải biết tôn trọng, sống bình đẳng, hài hoà với tự nhiên.
Qua văn bản trên, tác giả đã nhấn mạnh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Từ đó mở ra bài học về sự bình đẳng giữa muôn loài. Hãy ngừng việc nghĩ loài người là giống loài thượng đẳng, thống trị tự nhiên. Bởi lẽ, một khi thiên nhiên đã lên tiếng con người có lẽ sẽ nhận những cú "knock out" bất ngờ.
08/05/2024
Đoạn trích "Nhện và người" của tác giả Trần Duy Phiên đã mượn hình ảnh con nhện dệt tơ để gửi gắm thông điệp về tầm quan trọng của việc quan sát, học hỏi từ thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định ý kiến: "Hãy nhìn sâu vào thiên nhiên, bạn sẽ thấu hiểu mọi thứ rõ ràng hơn".
Thực vậy, thiên nhiên là một kho tàng tri thức vô tận. Từ những quy luật vận hành của vũ trụ, sự sinh trưởng của các loài động thực vật, cho đến những hiện tượng tự nhiên kỳ thú, tất cả đều ẩn chứa những bài học quý giá cho con người. Khi ta dành thời gian quan sát, tìm hiểu thiên nhiên, ta sẽ có thể khám phá ra những bí mật diệu kỳ, mở rộng tầm nhìn và thấu hiểu sâu sắc hơn về thế giới xung quanh.
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật và khoa học. Nét đẹp của thiên nhiên đã khơi gợi nguồn cảm hứng cho biết bao thi ca, nhạc họa, kiến trúc. Những khám phá khoa học vĩ đại cũng thường bắt nguồn từ sự quan sát và nghiên cứu thiên nhiên. Ví dụ, việc quan sát chuyển động của các hành tinh đã dẫn đến sự ra đời của ngành thiên văn học, hay việc nghiên cứu cấu tạo của ong mật đã giúp con người sáng tạo ra máy bay.
Hơn nữa, thiên nhiên còn là người thầy vĩ đại dạy cho con người những bài học về lòng dũng cảm, kiên trì và sự sáng tạo. Nhìn vào những con ong chăm chỉ kiếm mật, những chú chim nhỏ dũng cảm vượt qua bão giông, ta học được bài học về sự kiên trì, nhẫn nại và không ngừng nỗ lực. Hay nhìn vào cách thức các loài động vật thích nghi với môi trường sống, ta học được bài học về sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, để "nhìn sâu vào thiên nhiên" không chỉ đơn giản là ngắm nhìn cảnh đẹp. Chúng ta cần phải có sự quan sát tỉ mỉ, cẩn thận, cùng với tinh thần ham học hỏi và khám phá. Khi đó, thiên nhiên sẽ mở ra cho ta những bí mật diệu kỳ và những bài học vô giá.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời