giup to voiii

rotate image
ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Ngân
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

08/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Màu Hoa Đỏ" của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu là một tác phẩm tri ân đồng đội đã hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ. Bài thơ này được viết để gợi nhớ về những người lính đã ra đi và để tôn vinh tinh thần hào hùng, chiến đấu của họ. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã sử dụng hình ảnh màu hoa đỏ, một biểu tượng của sự hy sinh và chiến thắng, để diễn đạt tâm trạng và cảm xúc của mình. Bài thơ "Màu Hoa Đỏ" đã được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Thuận Yến vào năm 1991, và trở thành một bản ca tri ân đầy ý nghĩa.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
duyen97

08/05/2024

Câu trả lời uy tín

        Trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm kéo dài trong lịch sử nên đề tài chiến tranh, thương binh - liệt sĩ luôn chiếm một phần không nhỏ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Những trang viết về sự hy sinh của người lính, của những người mẹ, người vợ bao giờ cũng đem đến cho người đọc niềm xúc động thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc. Trong đó, Màu hoa đỏ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu được đánh giá là bài thơ đã chạm được vào trái tim người nghe, khiến bất cứ ai cũng không khỏi bồi hồi, xao xuyến. 

          Bài thơ "Màu hoa đỏ" của Nguyễn Đức Mậu là một tác phẩm thể hiện tình cảm sâu sắc của người lính đối với đất nước và gia đình trong thời kỳ chiến tranh. Bài thơ tả cảnh một người lính ra đi từ mái tranh nghèo vào mùa thu và không bao giờ trở về từ mùa xuân. Dòng tên anh được khắc vào đá núi, mây ngàn hoá bóng cây che, chiều biên cương trắng trời sương núi, mẹ già mỏi mắt nhìn theo, tất cả tạo nên một bức tranh đau lòng về sự hy sinh của người lính và nỗi đau của người thân. Bốn câu thơ đầu là những dòng tự sự với những điệp ngữ “có người lính” và điệp từ “ra đi” đã khắc sâu ấn tượng cho người đọc. Những câu thơ tiếp theo rộng mở về thời gian, không gian và đối tượng phản ánh: "tên anh", "đá núi", "mây ngàn", "cây cỏ", "sương núi", "núi cao", "tình mẹ"... Cái hay của tứ thơ là sự chuyển hóa, hòa quyện của mây ngàn hóa bóng mẹ và mẹ hóa thành sông núi trong câu "Mây ngàn hóa bóng cây che" và "Núi cao như tình mẹ, bốn mùa tóc bạc nỗi thương con". Còn người con - người lính mà linh hồn đã hóa thành màu hoa đỏ rực cháy trong thời gian, không gian linh thiêng và bất tử. Bài thơ đậm chất bi tráng, có sức khái quát cao và sự lay động rộng rãi từ nguyên mẫu là những bông hoa chuối rừng đến màu hoa đỏ của hy sinh, chiến thắng và bất tử; từ một bóng mây ngàn, một dáng núi đến giang sơn Tổ quốc; từ một người chiến sĩ, một người mẹ đến hàng triệu người con ưu tú đất Việt. Bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc nhưng để phổ biến rộng rãi như hiện nay có lẽ là nhờ vào “đôi cánh âm nhạc” mà người nhạc sĩ mặc áo lính Thuận Yến đã khéo léo chắp vào khuông nhạc của mình. Nhắc đến ca khúc này, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu kể, hồi ấy nhà nhạc sĩ Thuận Yến cũng ở gần trụ sở Tạp chí Văn nghệ quân đội nên thỉnh thoảng hai người qua lại “ôn cố tri tân”. “Hôm đó, hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm chiến trường, nhớ về những anh em kẻ còn người đã khuất và tiếc rằng vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất. Nhạc sĩ Thuận Yến đã chủ động bàn bạc và đề nghị tôi tìm tứ thơ, còn anh sẽ đảm nhiệm phần phổ nhạc như để trả nợ về tinh thần” - nhà thơ Nguyễn Đức Mậu nhớ lại. Bởi vào những năm tháng đó, suốt dọc đường hành quân chỉ gặp màu rực đỏ của hoa chuối rừng, nó gợi lên không khí hào hùng, chiến thắng, tác động không ít đến tinh thần chiến sĩ. Hơn nữa, trước đó đã có bài hát Thời hoa đỏ cũng rất nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng, phổ nhạc bài thơ cùng tên của nhà thơ Thanh Tùng. Bài thơ cũng thể hiện tình yêu thương sâu đậm của người lính dành cho đất nước Việt Nam, với những hình ảnh như núi cao như tình mẹ, bốn mùa tóc bạc nỗi thương con. Ngọn núi nơi anh ngã xuống rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa, trước hoàng hôn, tượng trưng cho sự hy sinh và lòng dũng cảm của người lính trong cuộc chiến tranh. 

       Từng câu thơ trong bài thơ đều chứa đựng những cảm xúc sâu lắng, tình cảm chân thành và lòng yêu nước mãnh liệt của người lính và những người thân yêu của họ. Bài thơ "Màu hoa đỏ" là một tác phẩm đầy ý nghĩa và cảm xúc về tình yêu đất nước và lòng hy sinh cao cả của người lính.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
1 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

Ngân

08/05/2024

duyen97 Cam mon b nhieuuu
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi