09/05/2024
09/05/2024
10/05/2024
Câu 1.
- Ngôi kể: Thứ nhất.
- Dấu hiệu: Người kể xưng tôi.
Câu 2:
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 3:
- Nhân vật trung tâm là người bà
Câu 4:
- Lời dẫn trực tiếp: "Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngập đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi."
- Chuyển sang gián tiếp:
Định hướng:
+ Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc sắp nhỏ rằng đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Nội bảo mưa vầy sẽ ngập đồng, ngâm giống gieo mạ đi thôi.
Câu 5:
- Giàn bầu được nói đến trong đoạn trích trên có ý nghĩa tượng trưng cho: Quê hương với những điều gần gũi, giản dị, thân thương, mộc mạc, chân tình..
Câu 6:
- Vì đây là món ăn mà ngày trước mọi người đều rất yêu thích, nay mới được thưởng thức lại nên cảm xúc đẹp đẽ, vẹn nguyên của quá khứ ùa về, sống dậy trong lòng mỗi người.
Câu 7:
Nhận xét trình tự thời gian trong truyện ngắn "giàn bầu trước ngõ" của Nguyễn Ngọc Tư:
+ Mở đầu: Là thời gian ở thực tại, nhớ về quá khứ. Mạch chuyện quá khứ được bắt đầu khi nhà tác giả trồng được giàn bầu với ý định cho nội vơi nỗi nhớ quê hương.
+ Sau đó, mạch chuyện cứ thế tiếp tục theo thời gian và tới thời điểm hiện tại, khi giàn bầu đã thưa hẳn đi.
+ Ở cuối truyện, ta lại bắt gặp hình ảnh người bà ở thực tại với một "mớ" tâm trạng nhớ về quá khứ.
= > Mạch truyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại làm cho câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn người đọc hơn về độ tin cậy
Câu 8:
- Điểm nhìn được sử dụng trong truyện: Điểm nhìn bên trong kết hợp với điểm nhìn bên ngoài.
- Điểm nhìn bên trong: Được thể hiện qua cách nhìn của các nhân vật: Tôi, cha tôi, chị và mẹ tôi.
=> Tác dụng: Thể hiện cách nhìn của mọi người về giàn bầu bà nội trồng: Nó vướng víu, che đi khoảng sân đầy cây kiểng, làm rối tóc chị gái và mẹ.
- Điểm nhìn bên ngoài: Của mọi người đi qua đường, thốt lên "nhớ quê quá" (các anh chị sinh viên xa nhà, của ông chủ tịch đến chơi nhà)
=> Tác dụng: Giàn bầu gợi nhớ kí ức quê hương thân thương, quen thuộc trong lòng mỗi người
Câu 9:
- Đồng ý.
- Giải thích:
+ Con người có thể rời xa quê hương vì nhiều lí do khác nhau (làm ăn, sinh sống, học tập)
+ Không thể tách quê hương ra khỏi con người bởi quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn của mỗi người, là nơi gắn bó máu thịt, là nơi lưu giữ tâm tình, cảm xúc luôn hiện diện trong tâm tư, nỗi nhớ của con người.
+ Tất cả những hình ảnh của quê hương, những tháng ngày gắn bó sẽ trở thành những hồi ức sống mãi trong lòng mỗi người.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời