Đọc văn bản sau: […] Tía anh Hết năm nay bảy mươi hai tuổi. Tuổi này, người ta hay đau yếu nhưng vẫn còn sỏi lắm. [...] Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước ch...

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Nhung Hoàng
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

12/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nhân vật anh Hết trong văn bản "Hiu hiu gió bấc" của tác giả Nguyễn Ngọc Tư là một người đàn ông có tính cách hiếu thảo, ân cần và hy sinh. Anh Hết được miêu tả là một người đàn ông lớn tuổi, chăm sóc và quan tâm đặc biệt đến tía anh - người phụ nữ già yếu. Anh không chỉ chăm sóc cho tía mà còn quan tâm đến những người dân khác trong xóm Giồng Mới. Anh Hết mang trong mình sự hiếu thảo và lòng hy sinh khi luôn lo lắng, chăm sóc cho tía anh một cách chu đáo. Anh không chỉ lo lắng cho việc ăn uống của tía mà còn dành thời gian để chăm sóc, che chở và mang lại niềm vui cho tía. Điều này thể hiện sự ân cần và quan tâm sâu sắc của anh Hết đối với người thân. Ngoài ra, anh Hết cũng được miêu tả là một người rất hiếu thảo và nhân hậu khi luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh, từ việc chia sẻ thức ăn cho người khác đến việc lo lắng cho trẻ em thiếu thốn. Tính cách này đã khiến anh trở thành một người được yêu quý và kính trọng trong xóm. Tổng kết lại, nhân vật anh Hết được xây dựng qua các hành động hiếu thảo, ân cần và lòng hy sinh cao ca trong việc chăm sóc gia đình và xã hội. Nhờ vào tính cách này, anh Hết đã trở thành một hình ảnh rất gần gũi và đáng quý trong văn bản "Hiu hiu gió bấc".
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
_ttt_hg1

12/05/2024

Câu trả lời uy tín

Có ý kiến cho rằng: "Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc". Có những tác phẩm chỉ đọc một lần, nhưng nhân vật trong tác phẩm lại có khả năng "bám rễ" sâu trong ấn tượng của người đọc. Chẳng phải đó là sức sống của Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc trong văn Nam Cao, của chị Dậu trong văn Ngô Tất Tố, Xuân tóc đỏ trong văn Vũ Trọng Phụng.. đó sao? Đến với trang văn của nữ văn sĩ trẻ Nguyễn Ngọc Tư, người đọc cũng sẽ không quên được một anh Hết tốt tính, hiếu thảo, hiểu chuyện trong truyện ngắn "Hiu hiu gió bấc" .

Mỗi nhà văn có một vùng sáng tác riêng, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của những câu chuyện đời thường, giản dị. Nhân vật trong trang văn của chị thường là những người nông dân hiền lành, chất phác, những em bé thôn quê. Có lẽ, tất cả những con người ấy đều gặp nhau ở một điểm: Sống tình nghĩa. Anh Hết trong "Hiu hiu gió bấc" là một chàng trai mồ côi, thiếu thốn tình cảm của mẹ từ nhỏ, lớn lên phải làm đủ việc mưu sinh nuôi cha. Cuộc đời nhiều éo le nhưng anh lại là người con vô cùng hiếu thảo. Phẩm chất ấy được nhà văn tập trung khắc họa xuyên suốt câu chuyện, qua hàng loạt các chi tiết rất đỗi đời thường. Vậy mà, đọc tới đâu, anh đều khiến người đọc rưng rưng, nghèn nghẹn.

Tình cảm cha con vốn là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Không có hơi ấm của mẹ, anh Hết dồn hết tình cảm yêu thương cho cha mình. Có lẽ anh thấu hiểu được nỗi vất vả của cảnh gà trống nuôi con, thấu hiểu nỗi buồn của người chồng không có sự động viên đỡ đần của người phụ nữ bên cạnh, nên anh thương cha bội phần. Từng chi tiết kể về anh đều mang cái nâng niu, trân trọng của nhà văn đến nhân vật của mình.

Với cách "vẽ mây nẩy trăng", anh Hết xuất hiện ở phần đầu tác phẩm qua những lời người ta nhắc tới anh. Thật khiến ta tò mò, anh như thế nào mà người ta nhắc anh nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Xem ra anh "hót" dữ? Thì ra, anh từ lâu đã trở thành "tấm gương" để các bà mẹ răn dạy con mình về sự chịu thương chịu khó và lòng hiếu thảo với cha. Cách mở truyện tự nhiên, gây tò mò đã tạo ấn tượng về nhân vật chính với những nét tính cách cơ bản.

Vẻ đẹp của anh Hết dần dần được hé lộ ở phần tiếp theo. Mỗi đoạn truyện là một chi tiết nhỏ, cả câu chuyện là hàng loạt những chi tiết nhỏ. Từng chi tiết như từng mảnh ghép mang đến cho người đọc cái nhìn trọn vẹn về bức chân dung nhân vật chính.

Nhà bị cha làm cháy trụi lúc thổi cơm, anh Hết không trách mắng cha, lụi cụi dựng lại căn chòi trên nền đất cũ và kiêm luôn việc nấu nướng cho cha. Anh sợ cha làm cháy nhà hay sợ việc cháy nhà sẽ nguy đến tính mạng cha? Có lẽ là cả hai. Hành động "chổng mông thổi lửa" của anh chân thật quá, khiến ta vừa hình dung cái cảnh lóng ngóng của một gã trai phải lo việc bếp núc, vừa khiến ta cảm tình vì sự tận tụy, không ngại việc của anh. Chi tiết anh dọn sẵn cơm, chờ kì được cha anh về mới bắt đầu ăn cùng cha khiến ta rưng rưng. Anh chẳng nỡ ăn cơm trước, dù có bận chờ cha đến ngủ quên, chỉ vì suy nghĩ vô cùng giản dị: Mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. Anh hiểu chuyện đến mức khiến người khác cảm động. "Làm một mình đau tức, ăn một mình cực thân", sống cảnh neo người, anh hiểu hơn ai hết nỗi tủi cực khi phải ăn một mình, nên anh quyết chờ cha, để cha vui vẻ, ăn nhiều. Suy nghĩ của anh đơn giản vậy thôi, mà tấm lòng anh đẹp quá. Có lẽ đọc đến đây, không ít người sẽ giật mình vì chưa chắc có được suy nghĩ như anh.

Lòng anh thương cha đến nỗi có thể hiểu trong lời ru của cha khi xưa là nỗi buồn đứt ruột của cảnh vợ chồng li tán, gà trống nuôi con. Nên mối khi đặt lưng nằm xuống, nghe vẳng trong tâm trí tiếng ru từ hoài niệm vọng về, anh càng thương ông hơn. Điểm nhìn của người kể chuyện đến đây trùng khít với điểm nhìn của nhân vật, khiến ta hiểu rõ hơn suy nghĩ, sự cảm thông của anh Hết dành cho cha mình.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi