Viết bài nghị luận về tác phẩm "Sang thu" của Hữu Thỉnh

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Anh Thuw
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

18/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh là một tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc, chứa đựng sự giàu chất suy tư và triết lý về cuộc sống. Tác giả đã lồng ghép những cảm xúc tha thiết, chân thành của mình vào bức tranh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Từng khổ thơ của "Sang thu" như một bức tranh vẽ lên nét đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu - khi mà thu mới về, thu chợt đến. Bức tranh này không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên mà còn là sự biểu hiện sâu sắc về tình cảm quê hương trong trái tim người Việt. Hữu Thỉnh đã kết hợp nhiều yếu tố, giác quan và rung động tinh tế để tái hiện không gian lúc sang thu. Mỗi chi tiết như làn hương ổi, màn sương, dòng sông, đám mây hay tia nắng được miêu tả rất gần gũi và riêng biệt, mang lại sức hấp dẫn cho bài thơ. Với "Sang thu", Hữu Thỉnh đã mang lại cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương và khơi gợi những rung động hồn nhiên, giản dị trong lòng người. Bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là biểu hiện của tâm hồn và tình yêu quê hương sâu sắc. Tóm lại, "Sang thu" của Hữu Thỉnh không chỉ là một bức tranh thiên nhiên mà còn là biểu hiện của triết lý cuộc sống và tình yêu quê hương. Bài thơ này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người và luôn được ưa thích qua các thế hệ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Khánh Duyhg1

18/05/2024

Câu trả lời uy tín

Mùa thu vẫn luôn là một đề tài bất tận cho những sáng tạo nghệ thuật. Nếu ta từng chìm đắm trước bức tranh “Mùa thu vàng” của Levintan, chìm trong “áo mơ phai dệt lá vàng” của Xuân Diệu thì chắc hẳn ta cũng không thể không say mê trước “Sang thu” trong trẻo của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Khổ thơ đầu là cảm nhận ban đầu của nhà thơ về thời khắc sang thu của đất trời. Tín hiệu báo hiệu những bước chân đầu tiên của nàng thu là hương ổi chín trong làn gió se lạnh:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Nhà thơ đã đón nhận mùa thu bằng rất nhiều các giác quan: khứu giác, thính giác, thi giác, xúc giác. Hữu Thỉnh đã lựa chọn những hình ảnh rất mộc mạc, quen thuộc để tạo nên sự mới mẻ cho tứ thơ. Làn hương ổi kết hợp với từ “Bỗng” đặt ở đầu câu thơ cho thấy thái độ bất ngờ, ngạc nhiên của nhân vật trữ tình. Động từ “phả” rất giàu sức gợi cảm, đem đến cảm giác hương thơm nồng nàn như lắng lại. “gió se” là cơn gió đặc trưng của mùa thu đất Bắc, làm giảm đi cái oi ả gắt gỏng của nắng hè.Hai câu thơ mở ra trong tâm trí người đọc không gian quen thuộc, rất đỗi thân thương của làng quê Việt. Nghệ thuật nhân hóa “Sương chùng chình” ở câu thơ thứ ba khiến thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn. Làn sương như một con người bước từng bước chậm rãi, dùng dằng đầy lưu luyến. Từ trạng thái ngỡ ngàng, nhân vật trữ tình đã mở lòng đón nhận niềm hạnh phúc khi mùa thu sang: “Hình như thu đã về”. Sự đón nhận ấy cũng vô cùng tinh tế hệt như bước chuyển mình nhẹ nhàng, từ tốn của mùa thu.

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Ở khổ thơ thứ hai, bức tranh mùa thu được khắc họa cụ thể hơn với sự xuất hiện của dòng sông, cánh chim và đám mây. Trong đó, hai câu thơ đầu có cấu trúc đối rất tự nhiên cho thấy sự vận động nhịp nhàng của tạo vât. Dòng sông được nhân hóa với từ láy “dềnh dàng” là một chi tiết vô cùng đặc sắc. Nó vừa mang tính chất tả thực con sông mùa thu trong veo, chảy trôi êm ái lại vừa khiến hình ảnh dòng sông như có sức sống, đang tranh thủ khoảng thời gian này để ngẫm ngợi suy tư điều gì trong lòng. Hữu Thỉnh còn rất tài tình khi sử dụng hình ảnh đối lập “Chim bắt đầu vội vã” ở câu thơ dưới. Từ láy “vội vã” gợi ra tâm thế gấp gáp, khẩn trương của những đàn chim chuẩn bị bay về phương Nam tránh rét. Hai động thái trái ngược được đặt cạnh nhau diễn tả sự vận động của tự nhiên lúc giao mùa. Tuy nhiên, nhà thơ phải là người nhạy bén lắm mới có thể cảm nhận rõ sự biến chuyển ấy bởi lẽ tất cả mới chỉ chớm nở, “được lúc”, “bắt đầu”. Điều này được thể hiện rõ qua chi tiết “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”. Câu thơ gợi lên không gian khoáng đạt, cao vời vợi của bầu trời. Đám mây bồng bềnh kia chính là bước đi của thời gian, là cầu nối giữa hạ và thu. Làn mây mềm mại “vắt nửa mình” tựa như chiếc khăn mỏng quàng ngang lưng trời. Câu thơ đem đến cho người đọc cảm giác mây trời cũng vương vấn, luyến tiếc mùa hè nên mới chỉ chạm một nửa sang cửa ngõ mùa thu.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Bức tranh thiên nhiên sang thu không chỉ là bức tranh của cảnh sắc thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm cảnh, đậm chất suy tư của con người. Nhà thơ lại sử dụng nghệ thuật đối rất tài tình giữa “Vẫn còn” và “vơi dần” để tái hiện sự vận động trái chiều của các hiện tượng tự nhiên. Ở đây, nhân vật trữ tình cảm nhận thu một cách trực tiếp hơn. Vẫn là nắng, mưa mùa hạ nhưng đã bớt gay gắt, dữ dội. Những từ chỉ mức độ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần đem đến cho người đọc những hình dung cụ thể, đậm nét hơn về sự xuất hiện của mùa thu. Câu thơ thứ ba là hình ảnh của “sấm” - một nét đặc trưng cho những cơn mưa rào tháng năm, tháng sáu. Khi thu đến, những tiếng sấm ấy cũng nhỏ lại, không còn đủ sức làm rung động đất trời, cây cối. Hoặc ta cũng có thể rằng hàng cây ấy đã “đứng tuổi”, trải qua nhiều lần giông tố nên không còn thảng thốt, sợ hãi trước những đợt sấm rền.

Thời xưa, đại thi hào Nguyễn Du từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” để cho thấy sự giao thoa, hòa quyện giữa cõi lòng con người với khung cảnh bên ngoài. Điều này cũng đúng với “Sang thu”. Khung cảnh của bài thơ nhuốm màu suy tư, tâm trạng. Dường như vẻ trầm lặng của hàng cây kia cũng chính là sự sâu sắc, điềm đạm của con người khi đã trở nên dạn dĩ với những tác động bất thường của ngoại cảnh. Không chỉ câu thơ cuối mà tất cả các hình ảnh thiên nhiên trong bài đều gợi ra dáng vẻ con người trong những thời khắc khác nhau của cuộc đời. Con người từng trải ở độ tuổi xế chiều đã mất đi vẻ sôi nổi, táo bạo của thanh xuân nhưng lại chín chắn, trưởng thành, biết chiêm nghiệm hơn. Khi ấy, người ta vừa quyến luyến, bịn rịn những gì đã qua nhưng cũng cần gấp gáp, vội vã hòa nhịp với cuộc sống mới. “Mỗi con người là một tiểu vũ trụ”. Với bài thơ sang thu, “tiểu vũ trụ” của tác giả đã hòa hợp với vũ trụ rộng lớn của trời đất.

Như vậy, bài thơ đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả về mùa thu, cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước cùng tầm tư duy sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh. Để làm nên sự thành công của tác phẩm, nhà thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ với nhiều hình ảnh thơ gần gũi mà giàu sức gợi, ngôn ngữ trong sáng cùng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ.

“Sang thu” thực sự là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất viết về mùa thu. Tác phẩm khép lại nhưng những dư vị, âm vang của mùa thu vẫn ngân mãi trong lòng người đọc.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi