Phân tích nghệ thuật trong truyện ngắn “Một bữa no” của nhà văn Nam Cao (600 chữ)

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Lê Hoàng Hà Phan
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

28/07/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Truyện ngắn “Một bữa no” của Nam Cao là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện tài năng nghệ thuật của ông trong việc khắc họa cuộc sống và tâm tư của người nông dân. Tác phẩm không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về bữa ăn mà còn là một bức tranh sinh động về nỗi khổ của con người trong xã hội phong kiến. Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã khéo léo sử dụng nghệ thuật miêu tả để tạo nên không khí nghèo khổ, thiếu thốn của nhân vật chính - bà cụ. Hình ảnh bà cụ với những nét mặt hằn sâu nỗi khổ cực, cùng với cảnh vật xung quanh tăm tối, lạnh lẽo đã tạo nên một bức tranh ảm đạm, phản ánh rõ nét cuộc sống khốn khó của người nông dân. Qua đó, tác giả đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với số phận của những người lao động nghèo. Một trong những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao là việc sử dụng ngôi kể thứ nhất. Nhân vật bà cụ không chỉ là người chứng kiến mà còn là người kể lại câu chuyện của chính mình. Điều này giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được những suy nghĩ, cảm xúc và nỗi đau của bà. Ngôi kể này tạo ra sự gần gũi, thân thuộc, khiến cho người đọc như đang sống trong tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra, Nam Cao còn khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ để làm nổi bật nỗi khổ của nhân vật. Những hình ảnh so sánh giữa bữa ăn của bà cụ với những bữa ăn thịnh soạn của người khác đã làm nổi bật sự chênh lệch trong xã hội. Bữa ăn của bà cụ không chỉ đơn thuần là một bữa ăn mà còn là biểu tượng cho sự sống, cho khát vọng được no đủ, được sống một cách xứng đáng. Tác phẩm còn thể hiện rõ nét sự mỉa mai, châm biếm của Nam Cao đối với xã hội phong kiến. Qua hình ảnh bà cụ, tác giả đã phê phán sự bất công, sự chèn ép của xã hội đối với những người nghèo khổ. Bà cụ không chỉ là nạn nhân của cái đói mà còn là nạn nhân của một xã hội không công bằng, nơi mà những người giàu có luôn sống trong nhung lụa, còn những người nghèo thì phải vật lộn với từng bữa ăn. Cuối cùng, nghệ thuật kết thúc của tác phẩm cũng rất ấn tượng. Cảnh bà cụ ngồi ăn một bữa no nhưng lại không thể nào quên được nỗi khổ của những người xung quanh đã để lại trong lòng người đọc một cảm giác trăn trở. Điều này không chỉ thể hiện sự nhân văn của tác phẩm mà còn khẳng định tầm nhìn sâu sắc của Nam Cao về cuộc sống. Tóm lại, “Một bữa no” không chỉ là một câu chuyện về bữa ăn mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc sống của người nông dân trong xã hội phong kiến. Qua đó, Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc khắc họa tâm lý nhân vật, sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh một cách tinh tế để truyền tải thông điệp nhân văn sâu sắc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Chi Dang

28/07/2024

Lê Hoàng Hà Phan Nhà văn Nam Cao đã từng bộc bạch: “một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm vượt lên trên bờ cõi và giới hạn, phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, lại vừa đau đớn phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, sự bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Phải chăng vì thế mà tác phẩm “một bữa no” của nhà văn Nam Cao đã để lại những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ trong lòng người đọc. Chính cách xây dựng tình huống truyện và đưa nhân vật vào trong tác phẩm một cách độc đáo, nhà văn Nam Cao đã bộc lộ hết những suy tư, tình cảm của mình. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của một của tác phẩm văn xuôi. Tình huống truyện là những hoàn cảnh bất thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện số phận cũng như tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm. Truyện ngắn “một bữa no” đề cập đến vấn đề rất bình thường trong xã hội xưa, khi mà con người ta phải lo từng bữa ăn. Bao khó khăn luôn đè nặng lên những người nông dân bé nhỏ. Khiến con người ta phải đánh đổi nhiều thứ vì quá nghèo đói. Trong tác phẩm, Nam Cao đã đưa nhân vật bà lão nghèo khổ vì một bữa ăn mà đánh đổi cả cuộc sống của mình. Tác giả đã dựng lên một tình huống đầy căng thẳng, éo le khi một gia đình nông thôn chờ con cháu từ thành phố trở về với hy vọng có một bữa ăn no đủ. Sự mong đợi này tạo ra căng thẳng và kỳ vọng lớn đối với nhân vật chính. Tác phẩm truyện xoay quanh người bà có chồng mất sớm, con trai cũng mất, con dâu thì bỏ bà đi lấy chồng mới, để lại cho bà đứa cháu nhỏ. Đã khổ lại càng thêm khổ, khi bà lâm một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền bạc cũng cạn kiệt. Thân già yếu mòn, không có nơi lương tựa bà đành lấy tấm thân tàn tạ của mình ra chợ ăn xin. Nam Cao đã xây dựng một tình huống truyện hết sức đau đớn. Đưa nhân vật bà cụ già đến tận cùng của cái đói khổ. Khi mà cuộc sống của bà chỉ trông cậy vào những bữa cơm mà thiên hạ ban phát cho ăn. Mặc dù bị khinh bỉ, nhưng bà vẫn không thấy xấu hổ và ăn được mỗi một cách ngon lành. Ngồi bút của Nam Cao rất lạnh lùng mà lại đầy tình thương. Cái chết của bà lão là cái chết no nhưng rất hèn hạ tủi nhục. Trong cơn đói khát bà không còn giữ được nhân phẩm của mình để rồi phải chết một cách nhục nhã. Bằng ngồi bút đồng cảm với số phận đau khổ của những người dân nghèo trong xã hội xưa, Nam Cao đã xây dựng lên nhân vật người bà rất đáng thương. Bà đã sớm mất chồng, cậu con trai cũng mất để rồi khi một bà lão bảy mươi tuổi phải nuôi đứa cháu nhỏ cho con. Dù có mạnh mẽ, chăm chỉ đến đâu thì sức yếu của người tuổi già cũng không tránh khỏi những cơn đau ốm. Bà đã bỏ hết liêm sỉ của mình, mà ăn bữa ăn bố thí không cảm thấy xấu hổ. Sau bữa ăn no bà về nhà với cái bụng căng tròn đầy mệt nhọc. Chính điều đó đã dẫn đến cái chết tuổi nhục, hèn hạ. Ta đã từng thấy nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng vì cái đói nghèo, khó khăn đầy rẫy bất công của xã hội khiến con người ta mất đi nhân tính, cái phẩm chất cao đẹp ẩn sâu trong con người. Nam Cao đã xây dựng nhân vật một cách chi tiết đầy sống động. Với các nhân vật gồm ông nội, cha mẹ và hai đứa nhỏ đã góp phần làm nổi bật lên nhân vật chính là người bà. Nam Cao đã đặc biệt chú trọng miêu tả cuộc sống khó khăn, đói nghèo của bà cụ. Qua đó tác giả đem đến cho độc giả những cảm nhận chân thực nhất về cuộc sống khó khăn, về tình yêu thương và niềm hy vọng trong một gia đình nông thôn. Nam Cao đã khéo léo đưa nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và nhân vật vào trong tác phẩm một bữa no. Các tình huống truyện độc đáo cùng nhân vật điển hình đã đem đến sự thành công cho tác phẩm, đưa sự nghiệp của Nam Cao lên một bậc cao mới. Qua đó thể hiện khát vọng vào một cuộc sống ấm no, đủ đầy, về một xã hội công bằng giàu tình yêu thương.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi