Phân tích khổ thơ sau: Con sẽ không đợi một ngày kia có người cài cho con lên áo một bông hồng mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng hoa đẹp đấy - cớ sao lòn...

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Yết Thiên
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

31/07/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Khổ thơ trên thể hiện nỗi niềm sâu sắc của tác giả về tình mẹ và sự xa cách giữa mẹ và con. Dưới đây là một số phân tích chi tiết về các yếu tố trong khổ thơ: 1. **Nỗi nhớ mẹ**: Tác giả bắt đầu bằng việc khẳng định rằng không muốn đợi đến khi mất mẹ mới nhận ra giá trị của mẹ. Câu thơ "Con sẽ không đợi một ngày kia" thể hiện sự quyết tâm và ý thức về sự mất mát. Tác giả cảm nhận rằng mỗi ngày trôi qua, mẹ đang cài cho con một "bông hồng", tượng trưng cho tình yêu và sự hy sinh của mẹ. 2. **Sự đối lập giữa tự do và nỗi cô đơn**: Tác giả miêu tả cuộc sống tự do như "một cánh chim bằng", nhưng đồng thời cũng cảm thấy cô đơn và thiếu vắng tình mẹ. Sự tự do này không mang lại hạnh phúc trọn vẹn, mà ngược lại, nó khiến tác giả cảm thấy hoảng sợ và trống trải. 3. **Tình yêu và sự hy sinh**: Tác giả tự hỏi liệu có bao giờ mình viết thơ cho mẹ, trong khi những bài thơ khác lại chất chứa nỗi đau, chia ly và hạnh phúc. Điều này cho thấy sự dằn vặt trong tâm hồn tác giả, khi mà tình yêu dành cho mẹ có thể bị lãng quên trong những lo toan của cuộc sống. 4. **Sự thờ ơ và vô tình**: Tác giả nhận ra rằng mình đã quên đi hình ảnh mẹ ngồi chờ, và sự vô tình này khiến tác giả cảm thấy tội lỗi. Hình ảnh "giọt nước mắt già nua không ứa nổi" thể hiện sự đau đớn và bất lực của mẹ khi chứng kiến con cái trưởng thành và xa cách. 5. **Tìm kiếm và lo lắng**: Cuối cùng, tác giả đặt ra câu hỏi về sự xa cách giữa mình và mẹ, và sự âu lo trong trái tim mẹ. Điều này thể hiện sự trăn trở của tác giả về mối quan hệ giữa mẹ và con, cũng như sự nhận thức về trách nhiệm và tình cảm mà mình dành cho mẹ. Tóm lại, khổ thơ là một bức tranh tâm trạng đầy cảm xúc, thể hiện nỗi nhớ, sự dằn vặt và tình yêu thương sâu sắc của tác giả dành cho mẹ. Nó khơi gợi trong người đọc những suy tư về tình mẫu tử và giá trị của những mối quan hệ gia đình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.0/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
NONAME

31/07/2024

Yết Thiên

May mắn cho nhà thơ Đỗ Trung Quân khi ông đã từng là sinh viên của Đại học Vạn Hạnh. Chắc rằng tư tưởng Phật giáo đã tác động sâu sắc đến nhận thức của nhà thơ, để từ đó ông đã viết nên bài thơ Nhớ mẹ (có nguồn trích dẫn nhan đề là Mẹ). Đây là một bài thơ kinh điển về mẹ, hết sức lay động lòng người, bài thơ mà bất cứ người con nào cũng tìm thấy tâm tư của mình trong đó. Xuyên suốt bài thơ này là tuệ giác vô thường, một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật.

Vô thường nghĩa là tất cả mọi thứ trên đời này đều không thường còn, chúng luôn luôn thay đổi. Vô thường là một sự thật và thể nghiệm được sự thật này thì mới được gọi là trưởng thành trong Phật pháp. Như mọi giáo lý khác của đạo Phật, vô thường không phải là một lý thuyết mà là một phương tiện để đưa hành giả đến an vui và giải thoát.

Đỉnh điểm của vô thường là cái chết. Cái chết xuất hiện ngay câu mở đầu của bài thơ:

Con không đợi một ngày kia

khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc.

Người con này biết chắc chắn mẹ sẽ mất theo quy luật của tự nhiên. Đó là bước đầu của sự giác ngộ. Những người tôi thương yêu và những gì tôi trân quý hôm nay, một mai thế nào tôi cũng phải xa lìa và buông bỏ, tôi không thể nào tránh khỏi được sự xa lìa và buông bỏ ấy. Bởi vì những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ. Giật mình khóc lóc, hốt hoảng, chạy điên cuồng là những động từ mạnh miêu tả phản ứng của người con trước vô thường, trước sự thật rằng một ngày kia sẽ mất mẹ. Tuệ giác vô thường nơi nhà thơ  đủ lớn để ông nhận thấy:

Mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ.

Cái thấy này trùng hợp với cái thấy của nhà thơ Xuân Diệu trong bài Vội vàng:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã thấy được sự vận động vi tế của luật vô thường. Tất cả đang thay đổi không ngừng, như con thì lớn lên và mẹ thì già đi. Có câu nói: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông. Vì dòng sông thì trôi chảy mãi, và con người chúng ta cũng thay đổi từng sát-na. Quy luật vô thường vốn không khắc nghiệt. Nó khắc nghiệt là khi chúng ta muốn mọi thứ phải thường còn. Chính mong muốn ấy tạo ra khổ đau. Không chấp nhận vô thường nên chúng ta khổ đau.

Ai níu nổi thời gian?

Ai níu nổi?

Con mỗi ngày một lớn lên

Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi

Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn

Con sẽ không đợi một ngày kia

Có người cài cho con lên áo một bông  hồng

Mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ

Mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng

Hoa đẹp đấy cớ sao lòng hoảng sợ?

Nụ bạch hồng tượng trưng cho mồ côi mẹ. Truyền thống cài bông hồng trong ngày lễ Vu lan được Thiền sư Nhất Hạnh thiết lập. Ai còn mẹ thì được cài bông hồng màu hồng, ai mất mẹ thì cài hoa màu trắng. Mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng. Hoa đẹp đấy cớ sao lòng hoảng sợ. Là vì mỗi ngày qua là con đang mất mẹ, mỗi ngày qua mẹ càng đi về cái chết như không thể nào khác được.

Ngày nay đã qua

Đời sống ngắn lại

Như cá thiếu nước

Nào có vui gì. (Kệ Vô thường)

Con không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc, con cũng không đợi một ngày kia cài hoa hồng trắng mới nhận ra mình mất mẹ, vì con đang mất mẹ từng ngày từng giờ theo luật vô thường.

Nhận thức sâu sắc về vô thường đưa đến thái độ sám hối của nhà thơ đối với mẹ. Chắc rằng đây là thái độ của rất nhiều người con khi đã trót vô tình với mẹ: “Hãy nhìn cho kĩ - Ta đã làm gì”.

Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ

Sống tự do như một cánh chim bằng

Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái

Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?

Lời phản tỉnh đầu tiên của người con đó là đã xa rời vòng tay mẹ và quên mất mẹ. Anh quên mất rằng dù lớn bao nhiêu anh vẫn là con của mẹ. “Mẹ già hơn trăm tuổi, vẫn thương con tám mươi”. (Kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân). Quên mất rằng mẹ và cha là hai người không thể trả ơn được là một sự tội lỗi. Trong kinh Tăng chi Đức Phật dạy rằng: “Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi, nếu đấm  bóp, xoa xức, tắm rửa , xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào trong quốc độ với tối thượng uy lực trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này”. ( Phẩm Tâm thăng bằng). Đức Phật cũng dạy rằng, trong hai tội giết cha và giết mẹ, thì giết mẹ tội nặng hơn. Mẹ là yêu thương, mẹ là nguồn cội. Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Nhưng bình thường người con không nhận ra điều đó. Chỉ khi nào vấp ngã, chỉ khi nào bị thương, ta mới biết ai là người thực sự yêu thương mình.

Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân

Mấy kẻ đi qua

Mấy người dừng lại?

Sao mẹ già ở cách xa đến vậy

Trái tim âu lo đã giục giã đi tìm

Ta vẫn vô tình

Ta vẫn thản nhiên?

Tình yêu thương của mẹ vô điều kiện và tự nhiên như hơi thở nên ta không trân trọng nó, ta coi đó là điều bình thường. Tội lỗi thay cho những đứa con vô tình. Đức Phật dạy rằng những người con có hiếu ít như đất trong móng tay, còn những người con bất hiếu nhiều như đất trên đại địa.

Năm xưa tôi còn bé

Mẹ tôi đã qua đời

Lần đầu tiên tôi hiểu

Thân phận kẻ mồ côi.

...

Quanh tôi ai cũng khóc

Yên lặng tôi sầu thôi

Để dòng nước mắt chảy

Là bớt khổ đi rồi

Hoàng hôn phủ trên mộ

Chuông chùa nhẹ rơi rơi

Tôi thấy tôi mất mẹ

Là mất cả bầu trời. (Xuân Tâm)

Cho nên có câu Mẹ còn là một trời hoa, Cha còn là cả một tòa kim cương. Nhưng thường chỉ khi mất đi rồi chúng ta mới biết được ý nghĩa những gì mình từng có. Mẹ hiện diện trên cõi đời để dạy cho ta biết yêu thương. Mọi thứ đều vô thường, chỉ có tình thương của mẹ và cha là theo ta mãi mãi: “Mẹ già hơn trăm tuổi, vẫn thương con tám mươi, bao giờ ân oán hết? Tắt nghỉ, cũng chẳng thôi.” May mắn thay cho những người con nhận thấy được tình thương miên viễn đó để mà hạnh phúc. Tội nghiệp thay cho những ai lỡ quên mất tình thương của mẹ. Những dòng sám hối của nhà thơ là những lời thơ sâu lắng đối diện với chính mình để nhận ra được tình mẹ là bao la, là hy sinh vô điều kiện, là dạt dào và mãi mãi. Vòng tay của mẹ dù đã mòn mỏi vẫn luôn dang rộng đón anh về, thứ tha cho anh sau bao tháng ngày rong ruổi vô tâm.

Vô thường đưa người con đi từ hiện tại đến tương lai, từ hiện tại về quá khứ, và sau cùng, trở về với hiện tại:

Hôm nay

Anh đã bao lần dừng lại trên phố quen

Ngả nón chào xe tang qua phố

Ai mất mẹ?

Sao lòng anh hoảng sợ.

Tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình?

Lại là cái chết, đại diện tiêu biểu của vô thường. Lại là hoảng sợ, phản ứng của người con trước vô thường. Cần lắm cái hoảng sợ ấy để anh không bao giờ còn làm đau lòng mẹ như những ngày qua:

Bài thơ này xin thắp một bình minh

Trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối.

Phải, mẹ là ánh sáng của đời ta. Nhưng ta đã làm gì? Ta đã lãng quên như một kẻ vô ơn độc ác. Vô ơn và bội bạc với mẹ mà lại sâu nặng với những người dưng. May thay cuối cùng người con cũng đã nhận ra được tội lỗi của mình để quyết tâm thay đổi. Thắp một bình minh nghĩa là anh phải đem nụ cười và hạnh phúc đến cho mẹ. Sẽ không để mẹ phải cô đơn và buồn tủi nữa. Anh sẽ có mẹ, và mẹ sẽ có anh trong tình thương bất diệt. Bốn câu kết của bài thơ là một ngọn lửa bùng sáng tuệ giác vô thường:

Bài thơ này xin thắp một bình minh

Trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối

Bài thơ như một nụ hồng

Con cài sẵn cho tháng ngày sẽ tới.

Hiểu đúng vô thường, con người sẽ sống vươn lên lạc quan tích cực. Hiểu đúng vô thường, con người sẽ không sợ hãi trước đổi thay. Đỗ Trung Quân thật xứng đáng là một người học Phật qua bài thơ này. Đi qua bài thơ, vô thường bắt đầu là những suy tư về thay đổi của thời gian và đời người, đến chỗ soi rọi lại những hành động của mình trong quá khứ, và cuối cùng là nỗ lực thay đổi đúng như nghĩa của từ sám hối: Ăn năn lỗi trước, ngăn ngừa lỗi sau (Sám kỳ tiền khiên, hối kỳ hậu quá). Đáng quý nhất là ở cuối bài, tác giả đã thể hiện thái độ bình thản trước vô thường. Đó là thái độ của một Phật tử đích thực. Vô thường không phải để ta bi quan, hoảng sợ. Vô thường là để ta bình thản trước mọi thay đổi của cuộc đời sau khi đã hết mình để sống

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
ducnguyen452

31/07/2024

Những ngày này, đọc lại những vần thơ trong bài Mẹ của tác giả Đỗ Trung Quân, tôi chợt thấy lòng mình trào dâng cảm xúc, và chợt thấy hoang mang, lo sợ, sợ một ngày nào đó vào ngày lễ Vu Lan không được cài bông hồng đỏ trên ngực.
Bài thơ như một lời thức tỉnh, lay động tình cảm của những đứa con dù không cố ý nhưng đôi khi vẫn vô tâm, vô tình mải mê với cuộc mưu sinh mà có lúc không quan tâm đến cha mẹ mình. Để mỗi người biết dành thời gian quan tâm, sẻ chia với cha mẹ nhiều hơn. Lúc ta bé nhỏ thì luôn quấn theo chân mẹ. Mẹ ta ấp ủ, bú mớm, bế bồng, lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ, "chỗ ướt mẹ nằm, nơi khô ấm nhường con".

Nhưng rồi thời gian dần xa, khi con lớn lên con có hay chăng! Vậy thì hãy đừng để chờ đến ngày mai mới biết quan tâm tới mẹ, nhưng đâu phải ai cũng ý thức được niềm hạnh phúc khi còn mẹ, chỉ khi mẹ mất đi mới giật mình hối tiếc. Đỗ Trung Quân đã cảm nhận và nói hộ chúng ta điều thiêng liêng mà những người con còn mẹ đang được hưởng. Dù là bé thơ hay những người tóc đã điểm muối tiêu, hãy trân trọng từng phút giây quý giá này, bởi "mẹ già như chuối chín cây", đâu ai biết được ngày mai:

"Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn".

Những câu đầu tiên tác giả đã thốt lên như để thức tỉnh mình và thức tỉnh người đọc bằng những cụm từ: "Không đợi”, "giật mình”, “hoảng hốt" trước thời gian. Hàng loạt câu hỏi tu từ không có lời đáp là sự nuối tiếc khôn nguôi. Thời gian vốn công bằng với tất cả chúng ta, nhưng thời gian cũng vô tình, nghiệt ngã. Nếu ta cứ mãi vô tâm thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội được yêu thương, chăm sóc và sẻ chia với mẹ.

Thời gian cho con lớn khôn nhưng thời gian cũng làm cho mẹ ta già nua cằn cỗi. Mỗi lần về thăm mẹ, dù mẹ vui cười vẫn thấy nhói lòng vì mẹ lại hằn sâu những nếp nhăn hơn. Ai có thể níu nổi thời gian để mẹ không già nua? Tự nhủ với lòng mình và như là thách thức với thời gian:

"Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một nụ bạch hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bạch hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?"

Hoa hồng trắng đẹp đấy mà sao lòng con buồn trống vắng. Thách thức đấy mà sao lòng lo lắng. Vì sự thật thì mẹ vẫn già nua theo thời gian và ngày ta xa mẹ càng gần. Bởi mất mẹ là sự mất mát khủng khiếp nhất, một nỗi buồn mênh mang trống trải vô bờ nhất.
Lời thơ nhẹ nhàng như lời thủ thỉ tâm tình, với ngôn ngữ giản dị, chân tình khơi gợi sự đồng cảm, lay động người đọc. Bài thơ ra đời đã 30 năm (năm 1986) nhưng dường như vẫn chưa bao giờ cũ. Và chúng ta càng trân trọng hơn những giá trị tình cảm mà Đỗ Trung Quân đã đề cập trong bài thơ. Đọc bài thơ, mỗi chúng ta càng yêu thương, trân trọng mẹ mình hơn, nhất là lễ Vu Lan, là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ sự kính yêu, trân trọng mẹ, biết làm thế nào để đáp đền công ơn to lớn đó.!

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi