ngôn ngữ và biện pháp tu từ dc sử dụng trong bài thơ

rotate image
ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Thùy Linh
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

03/08/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Mùa thu" của Trần Đức Cường là một tác phẩm thể hiện vẻ đẹp của mùa thu và không khí trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè. Để phân tích ngôn ngữ và biện pháp tu từ trong bài thơ, chúng ta có thể chia thành các phần như sau: **1. Ngôn ngữ:** Ngôn ngữ trong bài thơ "Mùa thu" rất gần gũi, giản dị và dễ hiểu, phù hợp với tâm hồn của lứa tuổi học sinh. Tác giả sử dụng những từ ngữ quen thuộc, tạo cảm giác thân thuộc và ấm áp. Ví dụ, từ "nhẹ nhàng", "xôn xao", "hứng từng hạt nắng" không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn gợi lên cảm xúc vui tươi, phấn khởi của các em học sinh khi trở lại trường. **2. Biện pháp tu từ:** - **Ẩn dụ:** Trong câu thơ "Một 'thiên đường xanh' đang đợi", tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để so sánh ngôi trường với một thiên đường, thể hiện niềm vui và sự háo hức của học sinh khi trở lại trường học. - **Nhân hóa:** Hình ảnh "Hàng cây nghiêng mình chào đón" là một ví dụ điển hình cho biện pháp nhân hóa, khi tác giả làm cho cây cối trở nên sống động, như đang chào đón các em học sinh trở về. - **Điệp từ:** Câu thơ "Em cùng bạn bè bước vội" sử dụng điệp từ "bước" để nhấn mạnh sự hối hả, vui vẻ của các em học sinh trong ngày tựu trường. **3. Tóm tắt nội dung:** Bài thơ "Mùa thu" không chỉ miêu tả vẻ đẹp của mùa thu mà còn thể hiện tâm trạng của học sinh khi trở lại trường học. Từ những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp đến không khí vui tươi của ngày tựu trường, tác giả đã khéo léo kết hợp ngôn ngữ và biện pháp tu từ để tạo nên một bức tranh mùa thu đầy màu sắc và ý nghĩa. **Kết luận:** Bài thơ "Mùa thu" của Trần Đức Cường là một tác phẩm giàu cảm xúc, thể hiện tình yêu thiên nhiên và niềm vui của tuổi học trò. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi cùng với các biện pháp tu từ tinh tế đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ, khiến người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của mùa thu và không khí trở lại trường học.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Câu trả lời uy tín

Mùa thu, mùa của nhớ nhung, mùa của những kỉ niệm đẹp, mùa của cảm hứng và sáng tạo. Mùa thu cũng là mùa lứa tuổi học trò trở lại trường sau ba tháng nghỉ hè dài đằng đẳng. Tác giả Trần Đức Cường hiện công tác tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh thời còn là học sinh trung học phổ thông gửi đến các em bài thơ Mùa Thu. Bài thơ được gói trọn trong bốn khổ thơ sáu chữ khái quát những nét đặc trưng, những liên tưởng và rung cảm của lòng mình khi nhìn mảnh sân trường quen thuộc vương đầy hương sắc mùa thu.
Mùa thu trong thơ Trần Đức Cường nhẹ nhàng quen thuộc với mọi người không tĩnh lặng, đượm buồn như “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” trong “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến mà “Xôn xao cánh sóng mặt hồ.” Hai từ “xôn xao” đã nói lên cái sốt ruột, cái vội vàng và cả nỗi vui mừng ẩn chứa trong đó. Bởi khi ngước nhìn lên cành phượng lộc biếc đã đan xanh, những bông hoa đỏ thắm của ngày hè đã biến mất từ bao giờ. Dưới bầu trời thu mát dịu, phượng đang ngửa mặt  lá lên trời: 
“Màu xanh bừng trên tán phượng
Hứng từng hạt nắng tròn vo.” 
Tiết trời thay đổi, cái nắng nhạt dần, phượng gom từng hạt nắng mùa thu để làm xanh cho tán lá. “Hạt nắng tròn vo” là hạt nắng được phản chiếu qua lớp thấu kính xuất hiện trên mặt lá. Lớp thấu kính đó chẳng có gì xa lạ với các em, nó vốn là những hạt sương thu ngưng tụ. Tác giả Trần Đức Cường muốn chuyển tải trạng thái của “nắng” qua hạt sương thu (thứ chỉ sang thu mới có) mà tán cây phượng hứng lấy (hay đọng lại), hấp thụ ánh nắng mặt trời phản chiếu, ngời lên lấp lánh như muôn ngàn hạt nắng. “Hạt nắng tròn vo” và “bừng” ( Màu xanh bừng trên tán phượng) là sự sáng tạo, một chút liên tưởng và mạnh dạn trong cách dùng từ. Tác giả đã chạm vào được cái tinh tế của ngôn ngữ để từ đó chưng cất lên những câu thơ hay và mới lạ, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục, để lại ấn tượng  đẹp trong lòng người đọc.

Cái nắng nồng mùa hạ qua đi, hơi thở dịu dàng của mùa thu tỏa lan ra cả mảnh sân trường quen thuộc. “Mùa thu lá rụng” câu ngạn ngữ từ xưa vẫn còn lưu truyền mãi đến ngày nay:
“Sân trường mùa hạ đi qua
Để lá vàng rơi thầm lặng
Ngôi trường thanh cao trầm lắng
Chìm trong hơi thở mùa thu.”
Mùa hạ đi qua, mùa thu tiếp đến. Sân trường vắng hoe vắng ngắt bóng học trò,chiếc lá vàng rơi thầm lặng một mình. Cảnh vật như cũng chìm trong ưu tư, trong hơi thở của mùa thu, cả ngôi trường thanh cao kia cũng vậy. Cảnh và vật trong khổ thơ này cô đơn và  hiu quạnh vì thiếu vắng một nhân tố quan trọng đó là học sinh và thầy, cô giáo. Cả khổ thơ được tác giả nén chặt lại với cảm giác ngôi trường sắp chìm trong quên lãng trong cảnh sắc mùa thu để chờ dịp bung ra, vỡ òa trong tiếng reo cười. Dịp đó cuối cùng cũng đã đến: 
“Rồi trong một sáng mai kia
Bỗng nhiên từng hồi trống vọng.”
Tiếng trống vọng mở ra không gian của những suy tưởng với những linh cảm đặc biệt. Tác giả Trần Đức Cường đã cảm thấy trước diễn biến của sự việc sẽ tiếp nối và diễn ra sau đó:
“Hàng cây nghiêng mình chào đón
Học sinh từ bốn phương về.” 
Cảnh sân trường ngày vào học thời nào cũng rộn ràng như vậy. Cái nghiêng mình chào đón của hàng cây với người bạn thân yêu của mình là cô cậu học sinh buổi tựu trường là điều tất yếu phải xảy ra vì trước đó ba tháng hè, hàng cây phải thả từng chiếc lá vàng rơi xuống sân trường một mình thầm lặng và buồn tẻ. Đó cũng là sự tương đồng giữa người và vật.
“Sau cánh cổng thân yêu kia
Một “thiên đường xanh” đang đợi.”
Niềm tin, ước vọng và những giấc mơ trong trẻo của các em học sinh khi nghĩ về tương lai của mình được đặt cả vào sau cánh cổng trường và giấc mơ đó đang hiện dần lên theo năm tháng.
Bài thơ Mùa thu khép lại trước ngày khai giảng năm học mới, để lại trong lòng chúng ta những suy tưởng, những tình cảm đặc biệt về ngôi trường thân yêu của mình với cỏi lòng rộng mở:
“Em cùng bạn bè bước vội
Hòa vui trong buổi tựu trường.”

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi