phân tích bài thơ mẹ của Đoàn Ngọc Thu Cả cuộc đời cha đi bộ đội Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương Và trên ngực những vết thương Cứ trở gió lại đau nhức nhối Chiếc ba lô gió sương đã gội Gia tài...

ADS
thumb up 1
thumb down
Trả lời câu hỏi của irlys
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

04/08/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Mẹ" của Đoàn Ngọc Thu là một tác phẩm thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình, lòng biết ơn và sự hy sinh của người mẹ trong bối cảnh chiến tranh. Dưới đây là một số phân tích về nội dung và hình thức của bài thơ: ### Nội dung 1. **Sự hy sinh của người cha**: - Mở đầu bài thơ, tác giả nhắc đến hình ảnh người cha đi bộ đội suốt cả cuộc đời. Hình ảnh "mái tóc pha sương" và "những vết thương" không chỉ thể hiện sự gian khổ mà còn là biểu tượng cho những hy sinh mà người cha đã trải qua vì đất nước. 2. **Tình yêu và sự chờ đợi của người mẹ**: - Người mẹ đón cha trở về trong sự lặng lẽ, nhưng ánh mắt "rạng ngời lệ đẫm" cho thấy nỗi niềm hạnh phúc và sự chờ đợi lâu dài. Hai mươi năm là khoảng thời gian dài đằng đẵng, trong đó người mẹ đã phải một mình nuôi con và gánh vác mọi trách nhiệm. 3. **Nỗi cô đơn và sự ra đi của con cái**: - Cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc cha mẹ đoàn tụ, mà còn là nỗi lo lắng khi những đứa con lớn khôn lại tiếp tục ra đi. Điều này thể hiện sự tiếp nối của cuộc sống, nhưng cũng là nỗi buồn của người mẹ khi phải chứng kiến con cái rời xa. 4. **Tình cảm sâu sắc của con cái dành cho mẹ**: - Cuối bài thơ, tác giả thể hiện sự tri ân và tình yêu thương dành cho mẹ. Hình ảnh "gục vào là mẹ" cho thấy mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc, là nơi con cái tìm về trong những lúc khó khăn hay hạnh phúc. ### Hình thức - **Thể thơ tự do**: Bài thơ không tuân theo một quy tắc cố định nào về số câu hay số chữ, tạo nên sự tự nhiên và gần gũi. - **Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu cảm xúc**: Tác giả sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tình cảm chân thành và sâu sắc. - **Hình ảnh và biểu tượng**: Những hình ảnh như "mái tóc pha sương", "vết thương", "chiếc ba lô" không chỉ mang tính hiện thực mà còn gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ về sự hy sinh và tình yêu thương. ### Kết luận Bài thơ "Mẹ" của Đoàn Ngọc Thu không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một bức tranh sống động về tình cảm gia đình, sự hy sinh và lòng biết ơn. Qua đó, tác giả đã khắc họa một cách chân thực và cảm động hình ảnh người mẹ trong bối cảnh chiến tranh, đồng thời gửi gắm thông điệp về tình yêu thương và sự gắn bó trong gia đình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Trong các sáng tác của Đoàn Ngọc Thu bài thơ "Mẹ" đặc biệt khiến người đọc rất xúc động. Thi phẩm giàu sức khái quát này đã ghi nhận, ngợi ca và tri ân sâu sắc tới những người mẹ suốt đời vất vả hy sinh vì chồng con và đất nước.

Dùng thể thơ tự do, kiểu câu dài ngắn đa dạng, tác giả đã gửi gắm nhiều cung bậc cảm xúc. Với phương thức tự sự, mở đầu bài kể câu chuyện cuộc đời mẹ, lại vừa như một đoạn phim sống động tái hiện hoàn cảnh của mẹ cha và bao gia đình khác: "Cả cuộc đời cha đi bộ đội/ Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương/ Và trên ngực là những vết thương/ Cứ trở gió lại đau nhức nhối/ Chiếc ba lô gió sương đã gội/ Gia tài cha tặng mẹ... chỉ thế thôi".

Ngôn ngữ thơ cô đọng, những dấu chấm lửng gợi nhiều liên tưởng, có sức khái quát cao qua hình ảnh chân thực, đắt giá phản ánh một thực tế trong đời sống dân tộc: "Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con" (Nguyễn Khoa Điềm). Người cha đi chiến đấu dũng cảm nơi tiền tuyến, mẹ ở lại gánh vác mọi việc. Giặc tan rồi, cha trở lại quê hương, "quà về cho mẹ" là mái tóc đã bạc vì năm tháng gian lao và vết thương trên mình "nhức nhối" cùng chiếc ba lô "gió sương đã gội" bạc màu, sờn rách. Cách dùng từ "quà" ở đây là một sáng tạo độc đáo. Thông thường "quà" là để chỉ thức mua để ăn thêm hay vật dùng để biếu, tặng. Vậy mà ở đây "quà" lại là "mái tóc" bạc và "những vết thương" - một phần thể chất con người. Song với mẹ và người thân, sự trở về của cha đúng là món quà vô giá nhất. Hưởng niềm vui hội ngộ mẹ chỉ "lặng lẽ" nhưng "mắt rạng ngời".

Hạnh phúc lớn nhưng xót đau không hề nhỏ vì tuổi xuân của mẹ đã trôi qua: "Hai mươi năm ngày cưới/ Đến hôm nay đời chồng vợ bắt đầu". Đọc đoạn thơ, ai cũng rưng rưng vì thương xót và cảm phục mẹ cùng những lứa đôi khác "Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau" (Nguyễn Mỹ). Thương và phục mẹ hơn nữa bởi "Hai mươi năm lấy nhau/ Mẹ đẻ con và nuôi con một mình". "Hai mươi năm" là hơn bảy ngàn ngày, "một mình" mẹ vật lộn mưu sinh, "một mình" mẹ sinh nở, "một mình" nuôi con lớn khôn. Để làm nên điều ấy, biết bao mồ hôi và nước mắt đã đổ... Nhờ những người như mẹ, Tổ quốc mới có được bao đứa con lớn "ra đi/ ra đi" cứu nước tiếp bước ông cha.

Ở hậu phương, những đứa trẻ vắng tình cảm và sự dạy dỗ của cha, lại càng thương mẹ hơn bởi phải cáng đáng tất cả. Chủ thể trữ tình nghẹn ngào nhớ lại: "Mẹ ơi những khi con hạnh phúc/ Rồi khi con của mẹ va vấp/ Chỉ một chỗ gục vào là mẹ/ Mẹ ơi!". Hai đoạn thơ cuối chỉ gồm ba câu, vần điệu gồ ghề với hai thanh trắc "phúc" và "vấp" cuối mỗi câu. Đây hẳn là dụng ý của người viết nói lên cảnh ngộ bất bình thường của đứa con. Riêng kết bài là câu cảm thán đặc biệt chỉ hai từ "Mẹ ơi!". Ý thơ cô đọng toát lên niềm tri ân và thành kính thiêng liêng với mẹ... Bài thơ khép lại, chủ thể trữ tình bày tỏ mong muốn "Chỉ xin được một phần của mẹ thôi". Đây là sự ngợi ca: Mẹ vĩ đại biết nhường nào, con chỉ mong có được một phần của mẹ là đủ! Trong bài, từ "mẹ" điệp tới 12 lần, tác giả nhấn mạnh và ngợi ca hơn nữa cuộc đời mẹ đã hy sinh vì mục đích cao đẹp.

Nhạc sĩ Phan Long đã phổ nhạc thi phẩm thành bài hát “Mẹ Việt Nam” - một bài ca đi cùng năm tháng và luôn gây xúc động lòng người.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.0/5 (2 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi