Phân tích giá trị hiện thực của bài Một đám cưới

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Thị Huyền Trang
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

07/08/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài "Một đám cưới" của nhà văn Nam Cao không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về một đám cưới mà còn mang trong mình những giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc sống và tâm tư của người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến. Trước hết, tác phẩm khắc họa rõ nét bức tranh xã hội thời bấy giờ, nơi mà người nông dân phải sống trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Đám cưới không chỉ là một sự kiện vui vẻ mà còn là một gánh nặng tài chính đối với gia đình. Điều này thể hiện sự chênh lệch giữa ước mơ và thực tế, khi mà niềm vui của đám cưới lại bị đè nén bởi những lo toan về kinh tế. Thứ hai, nhân vật trong tác phẩm thể hiện rõ sự khốn khổ và bất lực của người nông dân trước áp lực của xã hội. Họ phải chịu đựng sự áp bức từ giai cấp địa chủ, và ngay cả trong những khoảnh khắc hạnh phúc như đám cưới, họ vẫn không thể thoát khỏi những lo âu, trăn trở về cuộc sống hàng ngày. Cuối cùng, ngôn ngữ và cách xây dựng tình huống trong tác phẩm cũng góp phần làm nổi bật giá trị hiện thực. Nam Cao sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy hàm ý, tạo ra những hình ảnh sinh động và chân thực về cuộc sống của người nông dân. Qua đó, tác giả không chỉ phản ánh hiện thực mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về số phận con người. Tóm lại, giá trị hiện thực trong "Một đám cưới" không chỉ nằm ở bối cảnh xã hội mà còn ở những tâm tư, tình cảm của nhân vật, phản ánh một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông lột tả chân thực cuộc sống nghiệt ngã thời bấy giờ. Và “Một đám cưới” là một truyện ngắn cho người đọc thấy sự bi đát về xã hội lúc bấy giờ.

Trong truyện ngắn “Một đám cưới” của Nam Cao, đám cưới trở thành phông nền để nhà văn lột tả hiện thực bi thảm của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) và sự “thui chột” những phẩm chất tốt đẹp của con người vì hoàn cảnh khốn cùng.

Nam Cao – bậc thầy về truyện ngắn, nhà văn của người nông dân nghèo tuy đôi khi ngòi bút sắc lạnh nhưng tấm lòng nhân đạo luôn là điểm sáng ngời  trong con người của ông. Viết về nạn đói, Nam Cao đã chạm bút đến những thân phận đáng thương trong xã hội: những đứa trẻ, bà lão đói rách tả tơi. Cuộc đời họ chẳng khác gì cuộc đời của một con vật, bị hắt hủi, đói quá mà nhân phẩm, danh dự của con người bị thui chột hẳn đi. “Một đám cưới” kể về gia đình Dần, một gia đình “vườn ít, ruộng không, cửi vải cũng không”. Gia cảnh nghèo nàn buộc Dần phải đi ở đợ cho người ta từ khi Dần còn rất nhỏ. Người mẹ vì để bớt đi một miệng ăn trong cảnh gạo châu củi quế nên đành cho con đi ở đợ nhà người. Tại đây, Dần bị bắt lao động cực nhọc, cơm thì chẳng đủ để ăn, còn lời mắng nhiếc thì dư thừa. Nam Cao hạ bút viết: “Cơm nhà giàu khó nuốt. Ăn của họ mà không làm lợi cho họ được thì họ làm cho đến phải mửa ra mà giả họ. Dần chân yếu tay mềm lắm”. Không chịu nổi cảnh khổ cực đó, Dần về nhà mẹ. Nhưng đau đớn thay, người mẹ không chứa chấp Dần: “mày muốn sống, thì về nhà bà chánh mà ở, không về thì đi đâu mặc kệ! Tao không chứa, tao không lấy gì nuôi được mày”.
Một người mẹ từng rất thương con bấy giờ lạnh lùng, vô cảm, từ bỏ đứa con của mình. Rõ ràng cái đói đã làm đổi thay bản chất của một con người. Dần đành cắn răng chịu đựng kiếp cảnh nô đày: “Lâu lâu dần rồi nó cũng quen đi. Cái sự khổ thì bao giờ cũng thế thôi”, Dần đã “quen khổ”, chấp nhận làm thân trâu ngựa cho người nhà giàu. Hoàn cảnh túng cùng buộc người bố dằn lòng bấm bụng gả con đi. Gả Dần là để bớt miệng ăn  trong nhà chứ cứ bám vào nhau thì lấy gì mà sống. Mặc cho Dần van xin: “hai em thì còn dại, chỉ có con hơi lớn một tí phải ở nhà để thổi cơm, nấu nước”, bố Dần nhất quyết gả con đi. Không phải ông không thương con nhưng cảnh nghèo túng, lam lũ khiến ông khổ quá rồi, lòng lạnh quá rồi, thời buổi này người ta chỉ còn biết sống, còn sống như thế nào, nhân hậu hay vô cảm thì người ta không màng đến nữa.
Cảnh đám cưới Dần trong thật thê thảm chẳng khác nào cái đám ma: “Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai”, văng vẳng tiếng khóc của Dần, của mấy đứa em. Cô dâu mặc cái quần “cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to”, cái áo “bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách”. Đúng là thảm cảnh! Dường như những con người này ít nhiều đã mất đi nhân tính, người mẹ khổ quá nên lạnh lùng chối bỏ đứa con gái, người bố vì để bớt đi một miệng ăn trong nhà nên vội vã gả con đi. Đám cưới diễn ra  trong không gian tiêu điều, ảm đạm, Dần lê từng bước trên con đường quê về nhà chồng nhưng chính Dần cũng không biết tương lai như thế nào, hạnh phúc có mỉm cười với chị hay không, hay Dần lại tiếp tục sống trong cảnh đọa đày, khổ hơn là chết. Ẩn đằng sau câu chữ là tiếng kêu đau khắc khoải của “kiếp lầm than”.

Với lối kể truyện độc đáo cùng ngôn từ bình dị, gần gũi. Người đọc có thể thấy được hoàn cảnh éo le, đau khổ của cô Dần hay chính là những người nông dân trước Cách mạng thánh tám năm 1945.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi