Phân tích truyện bức tranh của em gái tôi

ADS
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

09/08/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi được trích từ tập truyện cùng tên, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Tạ Duy Anh. Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật người anh trai - Kiều Phương qua đó gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa về tình cảm gia đình.
Câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là Mèo) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé tinh nghịch, có tài năng hội họa. Phát hiện ra tài năng của em, mọi người trong nhà đều rất vui mừng, chỉ riêng người anh thấy buồn và tự ái. Cậu luôn cố gắng tìm cách xa lánh em mình. Đến khi Kiều Phương được mọi người phát hiện ra tài năng thì người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và càng trân trọng tài năng của em hơn.
Trước hết, Kiều Phương hiện lên là một cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đặc biệt rất yêu thích hội họa. Cô bé hay lục lọi đồ và tự chế màu vẽ khiến cho cả nhà lo lắng. Nhưng điều đáng quý ở Kiều Phương chính là tâm hồn nghệ sĩ và lòng nhân hậu. Tài năng hội họa của cô bé được phát hiện một cách tình cờ bởi người bạn thân của bố. Mọi người trong gia đình đều rất vui mừng trước tài năng của em gái trừ người anh. Trước sự quan tâm, chăm sóc của cả nhà dành cho Kiều Phương, người anh dần cảm thấy mình bị bỏ rơi và không còn thân thiết với em như trước nữa. Từ đây, cậu bắt đầu cảm thấy ghen tị với Kiều Phương. Khi em gái đạt giải Nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế, người anh cảm thấy xấu hổ vì hành động của bản thân nên đã đi theo em vào bảo tàng. Đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, người anh cảm thấy ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Cậu hiểu rằng những suy nghĩ, hành động của mình đã làm tổn thương em gái. Cuối cùng, người anh đã thay đổi thái độ, cảm xúc của mình đối với Kiều Phương.
Có thể nói, người anh vừa đáng trách nhưng cũng đáng thương. Vì quá ghen tị với em gái mà cậu đã có những suy nghĩ, hành động sai lầm. Tuy nhiên, cuối cùng cậu vẫn nhận ra lỗi lầm của bản thân và sửa chữa nó. Qua nhân vật người anh, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Trong cuộc sống, con người cần phải biết đấu tranh với những thói xấu, tính ích kỷ và ganh ghét của mình, nếu như không muốn rơi vào cảnh cô đơn ngay trong chính gia đình mình.
Bức tranh của em gái tôi là câu chuyện nhẹ nhàng nhưng giàu ý nghĩa, mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc về cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống hàng ngày.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Trang Thùy

09/08/2024

Tài khoản ẩn danh **"Bức tranh của em gái tôi"** là một truyện ngắn xúc động của Tạ Duy Anh, kể về tình cảm gia đình và quá trình trưởng thành của một cậu bé khi nhận ra tài năng và lòng nhân hậu của em gái mình.Truyện kể về một cậu bé luôn tự hào về bản thân và có phần ganh tị với em gái của mình - một cô bé tài năng trong lĩnh vực hội họa. Từ khi em gái phát hiện tài năng vẽ, cậu bé dần trở nên ganh ghét và cảm thấy bị bỏ rơi. Tuy nhiên, khi em gái vẽ bức tranh "Anh trai tôi" và thể hiện tình yêu thương sâu sắc dành cho anh, cậu bé mới nhận ra sự ích kỷ của mình và cảm thấy hối hận.Ban đầu, cậu bé có tính cách khá kiêu ngạo, luôn cho rằng mình giỏi giang và ganh tị với em gái khi thấy em ngày càng nổi bật với tài năng vẽ. Tâm lý của người anh phản ánh sự thiếu chín chắn và sự cạnh tranh thường thấy giữa anh chị em trong gia đình. Tuy nhiên, qua quá trình trải nghiệm và nhận thức, cậu dần thay đổi, từ ganh ghét sang cảm phục và yêu thương em gái hơn. Sự thay đổi này thể hiện sự trưởng thành về mặt tình cảm và nhân cách của cậu bé. Là một cô bé hồn nhiên, tài năng, và đặc biệt là rất yêu thương anh trai mình. Em không chỉ có khả năng hội họa mà còn có tấm lòng bao dung, luôn giữ tình cảm trong sáng, không hề để tâm đến những suy nghĩ ganh ghét của anh trai. Bức tranh "Anh trai tôi" mà em vẽ là biểu tượng cho tình cảm chân thành, không vụ lợi của em đối với anh trai, đồng thời cũng là món quà giúp người anh nhận ra giá trị của tình cảm gia đình.Tác phẩm không chỉ nói về tài năng nghệ thuật mà còn là một bài học về tình cảm gia đình và sự trưởng thành. Qua nhân vật người anh, tác giả khéo léo lồng ghép bài học về lòng tự trọng, sự ganh tị và cách vượt qua những cảm xúc tiêu cực để biết yêu thương và trân trọng những người thân yêu. Tác phẩm còn ca ngợi tình cảm trong sáng, hồn nhiên của trẻ em, và nhắc nhở người lớn về giá trị của tình cảm gia đình.Tạ Duy Anh đã sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi và miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, giúp người đọc dễ dàng thấu hiểu và đồng cảm với câu chuyện. Bên cạnh đó, cách xây dựng tình huống trong truyện cũng rất hấp dẫn, khiến cho sự thay đổi tâm lý của nhân vật người anh trở nên logic và thuyết phục."Bức tranh của em gái tôi" là một tác phẩm đầy ý nghĩa, gợi lên nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình và quá trình trưởng thành của mỗi con người. Qua câu chuyện, Tạ Duy Anh đã khẳng định rằng: trong gia đình, sự yêu thương và bao dung luôn là nền tảng để mọi thành viên gắn kết và vượt qua những hiểu lầm, xung đột.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Tài khoản ẩn danh

“Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh như một lời tâm sự, thủ thỉ của tác giả với bạn đọc về thói đố kỵ trong cuộc sống. Câu chuyện xoay quanh một bức tranh và cách hành xử giữa hai đứa trẻ với những lời nhắn nhủ sâu sắc về tình yêu thương, lòng vị tha, sự ích kỷ đáng để chúng ta suy ngẫm.

Tác phẩm kể về Kiều Phương, cô bé đáng yêu có biệt danh là Mèo và người anh trai. Kiều Phương rất thích vẽ, cô bé vẽ tất cả mọi vật trong gia đình… nhưng tất cả các bức vẽ ấy đều được đưa vào vòng bí mật và nó chỉ thực sự bị phát hiện khi Mèo chia sẻ những bức tranh với bé Quỳnh – con gái của bạn bố Kiều Phương. Từ đây tài năng hội họa của Kiều Phương mới được cả nhà biết đến. Trước tài năng hội họa của con gái, bố mẹ cô bé đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên “Con gái tôi vẽ đây ư?”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Tuy nhiên, khi tài năng của em gái được phát hiện cũng là lúc tình cảm của người anh trai với em rạn nứt, người anh sinh đố kỵ, ghen ghét và không còn yêu thương em như trước. Người anh thất vọng, cảm thấy bản thân mình chẳng có chút tài năng nào “tôi luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”. Cả gia đình chú ý, quan tâm, chăm sóc cho đứa em gái tài năng còn người anh cảm thấy bản thân đã trở thành người ngoài cuộc. Bởi vậy, bất cứ hành động nào trước đây là đáng yêu của em gái thì hiện tại lại làm người anh “gắt um lên” “chỉ thấy nó chọc tức”… Ở đây, người anh đã tự cô lập mình khỏi gia đình. Phải chăng chính điều ấy càng làm tăng thêm thói ghen ghét, đố kỵ của người anh với cô em gái nhỏ Kiều Phương?

Dù nhận lại thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí tức giận của anh trai nhưng Kiều Phương vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến anh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh mà Kiều Phương vẽ khi đi thi. Không phải bố, không phải mẹ, mà chính là người anh trai mà cô bé hằng yêu quý. Nhìn bức tranh ấy ta không thấy một người anh hay mắng mỏ, quát nạt, đố kị với tài năng của em, mà là một người anh hoàn hảo, đang “ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ sự suy tư mà con rất mơ mộng nữa” . Đó là hình ảnh một người anh yêu thương em hết mực với tâm hồn trong sáng, đầy suy tư. Đây là bức chân dung anh trai hoàn hảo trong suy nghĩ của Kiều Phương. Đứng trước bức tranh vẽ chính mình người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ tột cùng. “Trong mắt em mình lại hoàn hảo đến vậy ư?” Người anh xấu hổ vì đã cáu giận với em, xấu hổ vì thói đố kỵ và xấu hổ trước sự trong sáng, tấm lòng bao dung, nhân hậu em dành cho mình. Để rồi khi mẹ hỏi, cậu đã nói: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Câu nói đầy xúc động và chân thật, đó cũng là lúc người anh hiểu được những lỗi lầm của mình, hiểu được tấm lòng em gái dành cho mình.

Câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động. Người anh đã tự kể về những thói ích kỷ, hẹp hòi tầm thường để tự thấy xấu hổ, muốn khóc vì tấm lòng trong sáng của người em. Bởi vậy câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và hấp dẫn hơn. Không chỉ lựa chọn ngôi kể phù hợp, Tạ Duy Anh còn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng sắc nét. Ngôn ngữ đối thoại cũng là một điểm nhấn trong truyện, nó phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của từng nhân vật.

Câu chuyện khép lại, để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc. Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, tác phẩm đã cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, vị tha của người em đã làm cho người anh nhận ra phần hạn chế trong tính cách và lối ứng xử của mình.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
gia-huytran45

09/08/2024

“Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh như một lời tâm sự, thủ thỉ của tác giả với bạn đọc về thói đố kỵ trong cuộc sống. Câu chuyện xoay quanh một bức tranh và cách hành xử giữa hai đứa trẻ với những lời nhắn nhủ sâu sắc về tình yêu thương, lòng vị tha, sự ích kỷ đáng để chúng ta suy ngẫm.

Tác phẩm kể về Kiều Phương, cô bé đáng yêu có biệt danh là Mèo và người anh trai. Kiều Phương rất thích vẽ, cô bé vẽ tất cả mọi vật trong gia đình… nhưng tất cả các bức vẽ ấy đều được đưa vào vòng bí mật và nó chỉ thực sự bị phát hiện khi Mèo chia sẻ những bức tranh với bé Quỳnh – con gái của bạn bố Kiều Phương. Từ đây tài năng hội họa của Kiều Phương mới được cả nhà biết đến. Trước tài năng hội họa của con gái, bố mẹ cô bé đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên “Con gái tôi vẽ đây ư?”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Tuy nhiên, khi tài năng của em gái được phát hiện cũng là lúc tình cảm của người anh trai với em rạn nứt, người anh sinh đố kỵ, ghen ghét và không còn yêu thương em như trước. Người anh thất vọng, cảm thấy bản thân mình chẳng có chút tài năng nào “tôi luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”. Cả gia đình chú ý, quan tâm, chăm sóc cho đứa em gái tài năng còn người anh cảm thấy bản thân đã trở thành người ngoài cuộc. Bởi vậy, bất cứ hành động nào trước đây là đáng yêu của em gái thì hiện tại lại làm người anh “gắt um lên” “chỉ thấy nó chọc tức”… Ở đây, người anh đã tự cô lập mình khỏi gia đình. Phải chăng chính điều ấy càng làm tăng thêm thói ghen ghét, đố kỵ của người anh với cô em gái nhỏ Kiều Phương?

Dù nhận lại thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí tức giận của anh trai nhưng Kiều Phương vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến anh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh mà Kiều Phương vẽ khi đi thi. Không phải bố, không phải mẹ, mà chính là người anh trai mà cô bé hằng yêu quý. Nhìn bức tranh ấy ta không thấy một người anh hay mắng mỏ, quát nạt, đố kị với tài năng của em, mà là một người anh hoàn hảo, đang “ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ sự suy tư mà con rất mơ mộng nữa” . Đó là hình ảnh một người anh yêu thương em hết mực với tâm hồn trong sáng, đầy suy tư. Đây là bức chân dung anh trai hoàn hảo trong suy nghĩ của Kiều Phương. Đứng trước bức tranh vẽ chính mình người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ tột cùng. “Trong mắt em mình lại hoàn hảo đến vậy ư?” Người anh xấu hổ vì đã cáu giận với em, xấu hổ vì thói đố kỵ và xấu hổ trước sự trong sáng, tấm lòng bao dung, nhân hậu em dành cho mình. Để rồi khi mẹ hỏi, cậu đã nói: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Câu nói đầy xúc động và chân thật, đó cũng là lúc người anh hiểu được những lỗi lầm của mình, hiểu được tấm lòng em gái dành cho mình.

Câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động. Người anh đã tự kể về những thói ích kỷ, hẹp hòi tầm thường để tự thấy xấu hổ, muốn khóc vì tấm lòng trong sáng của người em. Bởi vậy câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và hấp dẫn hơn. Không chỉ lựa chọn ngôi kể phù hợp, Tạ Duy Anh còn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng sắc nét. Ngôn ngữ đối thoại cũng là một điểm nhấn trong truyện, nó phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của từng nhân vật.

Câu chuyện khép lại, để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc. Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, tác phẩm đã cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, vị tha của người em đã làm cho người anh nhận ra phần hạn chế trong tính cách và lối ứng xử của mình.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi