Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh "tre Việt Nam: hoặc vẻ đẹp nghê thuật trong bài thơ "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy

thumb up 2
thumb down
Trả lời câu hỏi của Quynh Annh

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

27/08/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ Tre Việt Nam là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy, được viết vào năm 1971 khi ông đang tham gia chiến đấu tại miền Nam. Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh cây tre - biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả những đặc điểm nổi bật của cây tre: “Tre xanh/ Xanh tự bao giờ?”. Câu hỏi tu từ này thể hiện sự ngạc nhiên, thán phục trước màu sắc tươi tắn, sức sống mãnh liệt của cây tre. Tiếp theo, tác giả đã kể lại quá trình sinh trưởng của cây tre: “Tre xanh/ Tự bao đời nay”, “Tre xanh/ Từ thuở bình minh”. Những câu thơ này gợi lên hình ảnh cây tre gắn bó với lịch sử dân tộc, chứng kiến biết bao thăng trầm của đất nước. Cây tre còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường của nhân dân Việt Nam: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Hình ảnh cây tre đứng hiên ngang giữa trời mưa bom bão đạn đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của dân tộc ta. Ngoài ra, bài thơ còn có nhiều hình ảnh thơ đẹp mắt, giàu sức gợi: “Tre xanh như kiếm dựng trời xanh”; “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”;... Tất cả đã góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Về nghệ thuật, bài thơ Tre Việt Nam được viết theo thể thơ lục bát truyền thống, nhịp điệu uyển chuyển, nhẹ nhàng. Cách sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa,... cũng giúp cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn. Có thể nói, bài thơ Tre Việt Nam là một tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Nguyễn Duy. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về hình ảnh cây tre - biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh Trăng thế nhưng ngoài bài thơ ấy Nguyễn Duy còn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó còn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bài thơ Tre Việt Nam. Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.

     Nhà thơ bắt đầu bằng hai từ tre xanh. Và tiếp đến là câu hỏi cây tre xanh ấy có từ bao giờ:

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa. . . đã có bờ tre xanh”

     Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.

     Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Gióng, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.

     Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:

     Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta:

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

     Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.

     Thứ hai, cây tre Việt Nam có sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy:

“Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

      Sức sống của tre xanh vượt qua biết bao nhiêu là sự nghèo khổ. Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi vì rễ kia siêng tìm nguồn dinh dưỡng. Cho nên đất có nghèo thì tre vẫn xanh tốt mà thôi. Và khi ấy tre vẫn vươn mình đu đưa theo những ngọn gió, tre in mình lên những khoảng trời xanh tôn lên vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam. Và cứ như thế tre xanh Việt Nam cao vút trên nền trời và không bao giờ đứng khuất bóng râm của một loài cây nào khác bởi chính tre cũng cao lắm rồi. Trước mắt ta Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, cái màu xanh của tre hòa quyện với cái màu xanh của bầu trời , tre đu mình theo gió tạo nên một cảnh sắc bình yên vốn có của nước ta. Và qua những hình ảnh ấy Nguyễn Duy muốn nói đến phẩm chất của con người. Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta tuy nhỏ bé hiền lành thế nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu đứng bóng râm của ai, không chịu luồn cúi mà sống ngay thẳng đôi chân bước đi, đôi tay kia tìm việc để lo cho cuộc sống. Sự cần cù đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu.

     Thứ ba là vẻ đẹp của những khóm tre san sát bên nhau, bao bọc lấy nhau trước những sóng gió nắng mưa của đất trời:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con”

     Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

     Khổ thơ cuối nhà thơ miêu tả hình ảnh măng non như biểu tượng cho những thế hệ thiếu niên nhi đồng:

“Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau. . .

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”

     Sự truyền nối tre già măng mọc là truyền sinh tồn của tre, những búp măng mới nhú cũng đã mang những dáng hình của tre rồi. Và năm tháng qua đi cho đến mai sau thì thì đất vẫn mang một màu xanh của những cây tre xanh ấy. Điệp từ mai sau kết hợp với câu thơ cuối với điệp từ “xanh” thể hiện cảnh vật nước Việt luôn xanh màu tre xanh. Con người Việt Nam những thế hệ thiếu niên nhi đồng lớn lên cũng mang những dáng hình của ông bà tổ tiên và đến mai sau nữa thì phẩm chất con người Việt Nam vẫn mãi đẹp như cây tre ấy.

     Qua đây ta thấy Nguyễn Duy không nói tre xanh như thép mới : “Tre anh hùng lao đông, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” mà đi miêu tả sức sống bình thường của tre để qua đó vẫn thấy lấp lánh những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam ta.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (3 đánh giá)
thumb up 3
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Cuoi Haha

27/08/2024

Bài thơ "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy không chỉ là một tác phẩm thơ ca, mà còn là một bức tranh nghệ thuật sống động về vẻ đẹp và tinh thần bất khuất của tre Việt. Tre hiện lên không chỉ là loài cây mộc mạc, giản dị, gắn bó với làng quê Việt Nam, mà còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên cường và lòng dũng cảm của người Việt Nam qua bao thế hệ.


Với những hình ảnh như "rễ siêng không ngại đất nghèo", "gió bão không ngã" hay "lưng thẳng vươn cao", Nguyễn Duy đã khắc họa một cách tinh tế sự kiên trì, bền bỉ của tre trước những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và cuộc sống. Tre không chỉ "sống", mà còn "vươn lên", "trường tồn" – những phẩm chất làm nên bản sắc của dân tộc Việt. Hình ảnh "tre" trong thơ Nguyễn Duy còn mang ý nghĩa sâu sắc về tình nghĩa, sự đoàn kết của con người, như "ru mình trong thương nhớ", "ru lòng trong gian khó".


Tóm lại, bài thơ "Tre Việt Nam" là một tác phẩm mang đậm giá trị nghệ thuật và tinh thần dân tộc, nơi tre trở thành biểu tượng cho cả một nền văn hóa và ý chí kiên cường của con người Việt Nam.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved