Câu 3: Chứng minh sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” đó? Việt Nam có thể học được gì từ sự đi lên của Nhật Bản?

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của 𝕴𝖓𝖔𝖗𝖎•신성한 ×͜×
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

11/09/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Sự phát triển "thần kỳ" của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 được chứng minh thông qua nhiều chỉ số và sự kiện quan trọng. Từ năm 1960 đến 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,8%, và từ 1970 đến 1973, mức tăng trưởng vẫn cao, đạt 7,8%. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt qua nhiều quốc gia lớn khác như Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canada và trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới sau Mỹ. Từ đầu những năm 70, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới, cùng với Mỹ và Tây Âu.

Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển "thần kỳ" của Nhật Bản bao gồm nhiều yếu tố. Đầu tiên, Nhật Bản rất coi trọng phát triển Khoa học – Kĩ thuật và luôn đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế và áp dụng nhanh thành tựu Khoa học – Kĩ thuật, từ đó giảm giá thành sản phẩm. Con người được coi trọng và là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu. Vai trò quản lí, lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng. Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao. Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Ngoài ra, Nhật Bản cũng tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển, như chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam để bán vũ khí.

Việt Nam có thể học được rất nhiều từ sự đi lên của Nhật Bản. Bài học quan trọng nhất là chú trọng đầu tư cho khoa học, giáo dục và coi đây là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam cũng cần áp dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật và coi trọng nhân tố con người, giúp xây dựng nhân lực tốt hơn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Rosebuds

11/09/2024

𝕴𝖓𝖔𝖗𝖎•신성한 ×͜×* Kinh tế:

- Từ 1 nước bại trận trong CTTG II, Nhật Bản ra sức phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu to lớn, được thế giới đánh giá là “thần kì”

- 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân là 10, 8%

- 1968, Nhật vươn lên hàng thứ 2 thế giới (sau Mĩ).

- Từ đầu những năm 70, NB trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

* KH – KT:

- Nhật Bản coi trọng giáo dục và khoa học kĩ thuật.

- KH – KT tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng (tivi, tủ lạnh, ô tô…), đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53.8 km, xây cầu đường bộ nối hai đảo Hônsu và Sicôcư...

* Nguyên nhân của sự phát triển:

- Con người được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù, tiết kiệm, ý thức cộng đồng cao... con người được xem là vốn quí, nhân tố quyết định hàng đầu.

- Vai trò quản lý, lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước

- Sự năng động, tầm nhìn xa, sự quản lí có hiệu quả của các công ty

- Áp dụng các thành tựu KH-KT nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành

- Chi phí quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).

- Biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu

* Bài học cho Việt Nam:

- Tận dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài

- Áp dụng thành tựu KH – KT

- Biết len lỏi và xâm nhập thị trường thế giới

- Chú trọng đến công tác giáo dục và yếu tố con người.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
𝕴𝖓𝖔𝖗𝖎•신성한 ×͜× 1973 - 2000, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) vẫn liên tục cầm quyền ở Nhật Bản. + Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế, Đảng Dân chủ Tự do bắt đầu suy giảm uy tín. Nội bộ đảng cầm quyền liên tục diễn ra tình trạng bê bối, tham nhũng, tranh giành quyền lực, gây nên cục diện chính trị không ổn định. - Về đối ngoại: + Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, tăng cường hợp tác với Tây Âu. Tháng 4-1996, Mỹ - Nhật tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. + Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới với Học thuyết Phu-cu-da (1977) và Học thuyết Kai-phu (1991), chủ trương tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. + Nhật Bản còn có Học thuyết Mi-y-a-da-oa (1993) và Học thuyết Ha-si-mô-tô (1997). Các học thuyết này coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. - Về xã hội: + Đến thập niên 90 của thế kỉ XX, khoảng 90 % số dân Nhật Bản được coi là tầng lớp trung lưu. Nhật Bản được ví là “đất nước của tầng lớp trung lưu”. + Từ những năm 80, 90 của thế kỉ XX, sự khủng hoảng của nền kinh tế đã dẫn tới sự hình thành hai nhóm xã hội khác nhau: những người thành công và những người thất bại. Đội ngũ những người thất bại trong kinh doanh bị phá sản, mất việc, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng đông. Bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

𝕴𝖓𝖔𝖗𝖎•신성한 ×͜×

* Kinh tế:

- Từ 1 nước bại trận trong CTTG II, Nhật Bản ra sức phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu to lớn, được thế giới đánh giá là “thần kì”

- 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân là 10, 8%

- 1968, Nhật vươn lên hàng thứ 2 thế giới (sau Mĩ).

- Từ đầu những năm 70, NB trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

* KH – KT:

- Nhật Bản coi trọng giáo dục và khoa học kĩ thuật.

- KH – KT tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng (tivi, tủ lạnh, ô tô…), đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53.8 km, xây cầu đường bộ nối hai đảo Hônsu và Sicôcư...

* Nguyên nhân của sự phát triển:

- Con người được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù, tiết kiệm, ý thức cộng đồng cao... con người được xem là vốn quí, nhân tố quyết định hàng đầu.

- Vai trò quản lý, lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước

- Sự năng động, tầm nhìn xa, sự quản lí có hiệu quả của các công ty

- Áp dụng các thành tựu KH-KT nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành

- Chi phí quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).

- Biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu

* Bài học cho Việt Nam:

- Tận dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài

- Áp dụng thành tựu KH – KT

- Biết len lỏi và xâm nhập thị trường thế giới

- Chú trọng đến công tác giáo dục và yếu tố con người.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi