Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc nhất của văn học hiện thực trước cách mạng. Các tác phẩm của ông sáng tác trên hai đề tài lớn là người trí thức và người nông dân, nhưng thành công hơn cả là khi ông viết về đề tài người nông dân. Tác phẩm tiêu biểu cho đề tài này là truyện ngắn Chí Phèo. Cũng viết về người nông dân nhưng Lão Hạc lại mang màu sắc và phong cách nghệ thuật khác so với các tác phẩm cùng đề tài.
Trước hết ta thấy cả hai tác phẩm đều có chung đề tài là người nông dân. Đây cũng chính là đối tượng mà Nam Cao hướng đến nhiều nhất trong sự nghiệp cầm bút của mình. Có thể nói, việc lựa chọn hình tượng nhân vật này đã cho thấy cái nhìn mới mẻ của Nam Cao trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Nếu như các nhà thơ, nhà văn đương thời thường tập trung khai thác cuộc sống của tầng lớp tiểu tư sản thì Nam Cao lại chú ý tới số phận của những con người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội, đó là chị Dậu, lão Hạc hay Chí Phèo… Họ là những con người nghèo khổ, bất hạnh bởi cái nghèo, cái đói. Nhưng cái bi kịch mà họ phải chịu không chỉ nằm ở đó. Cái bi kịch đau đớn hơn cả chính là bị cự tuyệt quyền làm người, bị xô đẩy ra khỏi bờ cõi của xã hội loài người. Chị Dậu vì để bảo vệ gia đình mình mà phải bán con, bán chó, phải hạ mình van xin rồi sau đó vùng lên đánh lại bọn cai lệ, người nhà lí trưởng. Nhưng hành động ấy của chị cũng chỉ là giải pháp tình thế. Nó không xóa đi được nghịch cảnh nói trên mà chỉ giúp chị tạm thời thoát khỏi sự khủng bố của bọn cường hào. Nhân vật tôi trong đời thừa dù chưa đến mức bị đẩy vào bước đường cùng như chị Dậu nhưng cũng đã từng có suy nghĩ sẽ đi Ấn Độ để "xem xét xem người ta sống thế nào rồi sẽ trở về". Đó là một ý định hão huyền nhưng nó phần nào phản ánh tâm trạng bế tắc của nhân vật. Còn Chí Phèo thì đã bị lưu manh hóa đến mức tự cắt đứt con đường trở về với cuộc sống lương thiện. Bi kịch của các nhân vật đã đặt ra vấn đề có tính chất xã hội sâu sắc: số phận của những con người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội đương thời đã nhận được sự cảm thông sâu sắc từ phía độc giả.
Tuy nhiên, bên cạnh nét tương đồng nêu trên, mỗi tác giả vẫn tìm được cho mình lối đi riêng. Với Đời thừa, Nam Cao tập trung miêu tả tấn bi kịch tinh thần của tri thức nghèo. Trong khi đó, nếu như Lão Hạc xoay quanh câu chuyện về cuộc đời và cái chết của một lão nông nghèo khổ thì Chí Phèo lại kể về cuộc đời của một nông dân bị luu manh hóa. Như vậy, nếu Đời thừa và Lão Hạc đều tập trung xoáy sâu vào nỗi khổ của con người (cái đói, cái nghèo) thì Chí Phèo còn mở rộng thêm khía cạnh nữa là tấn bi kịch của con người bị lưu manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm người.
Bên cạnh đó, mặc dù cùng viết về người nông dân nhưng giọng điệu trong các tác phẩm lại rất khác nhau. Nếu như trong Đời thừa, giọng điệu của tác phẩm vừa xót thương, vừa chua chát, cay đắng thì trong Lão Hạc, giọng điệu lại trầm lắng, buồn thương. Riêng Chí Phèo, giọng văn ban đầu có phần hài hước, châm biếm nhưng càng về sau lại càng dữ dội, mạnh mẽ.
Như vậy, tuy cùng viết về người nông dân nhưng giữa ba tác phẩm vẫn có những nét riêng biệt. Điều đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật vô cùng đa dạng và độc đáo của Nam Cao.