phân tích bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn khuyến

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Anh nguyen tuan

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

30/09/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm nổi bật trong thơ ca Nho giáo, thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả trước sự ra đi của người bạn thân. Dưới đây là một số phân tích về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

### 1. Nội dung bài thơ

**Tình bạn và nỗi đau mất mát:**
- Bài thơ mở đầu bằng nỗi đau xót của tác giả khi phải tiễn đưa người bạn thân Dương Khuê. Tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê được thể hiện sâu sắc qua những dòng thơ, cho thấy sự gắn bó, tri kỷ giữa hai người.
- Tác giả không chỉ tiếc thương cho sự ra đi của bạn mà còn cảm nhận được sự trống vắng, cô đơn mà cái chết để lại. Nỗi buồn này không chỉ là nỗi buồn cá nhân mà còn là nỗi buồn của một thời đại, một thế hệ.

**Sự trân trọng và kỷ niệm:**
- Nguyễn Khuyến đã khắc họa hình ảnh Dương Khuê qua những kỷ niệm đẹp, những buổi trò chuyện, những lần cùng nhau thưởng thức thơ ca. Điều này cho thấy sự trân trọng của tác giả đối với tình bạn và những giá trị văn hóa, tinh thần mà họ đã cùng nhau chia sẻ.

### 2. Nghệ thuật

**Ngôn ngữ và hình ảnh:**
- Ngôn ngữ trong bài thơ rất tinh tế, giàu hình ảnh và cảm xúc. Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ để làm nổi bật nỗi buồn và sự tiếc thương.
- Hình ảnh thiên nhiên cũng được sử dụng để phản ánh tâm trạng của tác giả. Những hình ảnh như mưa, gió, hoa lá không chỉ tạo nên không gian thơ mà còn gợi lên những cảm xúc sâu lắng.

**Thể thơ và nhịp điệu:**
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn, với nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển, phù hợp với nội dung trữ tình. Sự hòa quyện giữa âm điệu và ý nghĩa đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.

### 3. Ý nghĩa

Bài thơ "Khóc Dương Khuê" không chỉ là một bài thơ về tình bạn mà còn là một tác phẩm thể hiện triết lý sống, cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và cái chết. Nó khẳng định giá trị của tình bạn, sự gắn bó giữa con người với con người, đồng thời cũng phản ánh nỗi buồn của tác giả trước sự vô thường của cuộc sống.

### Kết luận

"Khóc Dương Khuê" là một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khuyến, thể hiện tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc của tác giả. Qua bài thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được nỗi buồn mất mát mà còn thấy được giá trị của tình bạn, sự trân trọng những kỷ niệm đẹp trong cuộc sống.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Trúc Nhi

30/09/2024

Anh nguyen tuanNguyễn Khuyến (1835-1909) để lại khoảng 800 bài thơ chữ Nôm và chữ Hán trong đó có ngót một trăm bài thơ viết về tình bạn. Có bài như Bạn đến chơi nhà thì hầu như ai cũng biết. Viết về Dương Khuê (1839-1902) bạn chí thân của mình, Nguyễn Khuyến đã có bốn bài thơ chữ Hán. Riêng bài thơ thứ tư Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư (Viếng bạn đồng khoa là Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư) được tác giả dịch ra chữ Nôm thành bài Khóc Dương Khuê.


Đây là bài thơ khóc bạn rất tha thiết cảm động của Nguyễn Khuyến cũng là bài thơ khóc bạn rất nổi tiếng trong nền thơ ca dân tộc. Dương Khuê là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Dương Khuê đỗ tiến sĩ, làm quan to, để lại nhiều bài thơ hát nói tuyệt bút. Từ bạn đồng khoa đã phát triển thành bạn tri âm tri kỉ nên Nguyễn Khuyến mới có thơ khóc bạn cảm động và tha thiết như vậy. Có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ, gồm có 38 câu thơ.


Mở đầu bài thơ là một tiếng than, tiếng nấc đau đớn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời” v.v... một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mất lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ “nước mây” chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh “nước mây” được liên kết với các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.


Chữ “bác” trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ “kính” và chữ “lễ” in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi... Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác... Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở”...


Phần thứ hai gồm 24 câu thơ, tác giả nhắc lại, nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc với người đã quá cố. Với nhà nho thì bạn đồng khoa là bạn đẹp nhất, tự hào nhất. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ đạt, cùng làm quan, tình bạn ấy là “duyên trời” tác hợp nên:

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời.

Các từ ngữ “sớm hôm”, “cùng nhau”, “từ trước đến sau” thể hiện một tình bạn vô cùng thân thiết, chung thuỷ. Mỗi một kỉ niệm là một mảnh tâm hồn của nhà thơ được nhắc lại với bao nhiêu giọt lệ. Nguyễn Khuyến như vẫn thấy Dương Khuê đang cùng mình hiển hiện. Phải là bạn tâm đầu ý hợp, phải là những tao nhân mặc khách mới có những kỉ niệm cầm ca, thi tửu đẹp và đáng nhớ như vậy.


Nhớ những cuộc du ngoạn, thăm thú nơi “dặm khách” chan hoà với thiên nhiên, thảnh thơi giữa chốn lâm tuyền: “Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”. Nhớ những lần cùng nhau đi hát ả đào nơi lầu cao, thưởng thức cung đàn, giọng hát:

Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

Cầm xoang nghĩa là cung đàn, giọng hát, “Từng gác cheo leo” như còn gợi lại cảm giác ngây ngất trên lầu cao của đôi bạn tri âm sành điệu. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê rất sành nghệ thuật hát ả đào, đã sáng tác nhiều hài hát nói nổi tiếng.


Người xưa có nói: “Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu - Thi hội tri âm bán cú đa”. Bạn tri âm trong hội thơ (chỉ nghe qua) nửa câu thơ đã là nhiều không cần dài lời cũng đủ hiểu bạn. Nguyễn Khuyến nhớ lại những lần cùng bạn uống rượu làm thơ:

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi hàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích điển phần trước sau.

Chén quỳnh tương là chén ngọc, một cách nói sang trọng. “Rượu ngon cùng nhắp” và hình ảnh “âm ắp bầu xuân” như còn giữ lại một tình bạn trong hương vị nồng nàn, hứng khởi. Nhắc tới chuyện bàn soạn văn chương thì đầy ắp những sách vở, điển cố.


Hai chữ “đông bích, điển phần” biểu lộ niểm tự hào kín đáo của những nhà nho học rộng tài cao.


Nguyễn Khuyến đã sử dụng cách diễn đạt trùng điệp hai nhóm từ ngữ: “Cũng có lúc” và “có khi” đan chéo vào nhau, bốn lần xuất hiện trên tám dòng thơ, vừa để liệt kê gợi nhớ, vừa tạo nên âm hưởng quấn quýt, thiết tha. Những kỉ niệm ấy vô cùng sâu sắc, đẹp đẽ vể tình bạn, không bao giờ có thể quên được.


Có kỉ niệm vui, có kỉ niệm buồn. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng làm quan to dưới thời nhà Nguyễn. Nhưng rồi đất nước ta bị xâm lăng, dân tộc ta bị giặc Pháp thống trị, là kẻ sĩ, là nhà nho “cùng nhau hoạn nạn”. Cách ứng xử của mỗi người đểu có chỗ khác nhau. Nguyễn Khuyến đã cáo bệnh, từ quan về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương. Không tham miếng “đẩu thăng”, lương bổng của triều đình. Còn Dương Khuê vẫn làm quan. Trong bài thơ chữ Hán “Gửi thăm quan Thượng thư họ Dương”, Nguyễn Khuyến tỏ ra rất thông cảm với bạn: “Tôi biết bác vì cha mẹ phải làm quan để lấy tấm lụa -Bác biết tôi nghèo phải làm quan để kiếm đấu gạo lương”. Cảnh ngộ và cách ứng xử tuy có khác nhau, kẻ làm quan, người từ quan, nhưng Tam nguyên Yên Đổ vẫn tỏ ra bao dung bạn, vẫn “kính yêu từ trước đến sau”, không bao giờ thay lòng đổi dạ:

Bác già tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế, thì thôi, mới là.

Chữ “rồi” vần với ba chữ “thôi” liên tiếp như một tiếng thở dài, tự an ủi mình, như muốn quên đi thật nhanh những điều bất đắc chí. Không nỡ, không muốn nhắc đến nữa mới là bạn bè tâm giao!


Bây giờ hai người đã đôi đường âm - dương vĩnh biệt. Khóc bạn, Nguyễn Khuyến nhớ lại lần gặp bạn cuối cùng. Ân hận vì đường xa, vì tuổi già sức yếu. Chữ “nhác” rất hay, nghĩa trong văn cảnh là ngại. Các chữ: “cầm tay” và “mừng rằng” thể hiện một tấm lòng quý mến, thương yêu. Đoạn thơ làm tái hiện một khung cảnh cảm động của đôi bạn già sau nhiều năm xa cách mới gặp lại nhau:

Muốn đi lại, tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần,
Cấm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẩn tinh thần chưa can.

“Tinh thần chưa can” ý nói sức khoẻ vẫn bình thường, tinh thần vẫn sáng suốt. Thế mà bạn đột ngột qua đời. Hình ảnh “chân tay rụng rời” cực tả nỗi đau đớn, bàng hoàng không kể xiết. Đoạn thơ sau đây thể hiện rất đúng, rất sâu sắc tâm lí và tình cảm người già khí được tin bạn mất:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày.
Làm sao bác vội về ngay?
Chợt nghe tôi bổng chân tay rụng rời!

Giọng thơ kể lể, tự tình. Trong lời than thấm đầy lệ. Các tiếng “tôi” và “bác” xuất hiện nhiều lần trong đoạn thơ như hai linh hồn đang nương tựa vào nhau; nỗi đau buồn như được nhân lên gấp bội.


Đoạn thơ hồi tưởng này, những kỉ niệm được trình bày theo trình tự thời gian, từ “thuở đăng khoa” đến ngày bạn qua đời. Phép liệt kê, trùng điệp được vận dụng để gây ấn tượng vể một tình bạn lâu bền, sâu sắc, thuỷ chung và vô cùng thắm thiết. Người Việt chúng ta, nhất là các cụ già lúc khóc người thân quá cố thường kể lể gợi nhắc mọi kỉ niệm ngụ ý thương tiếc. Có lúc ta cảm thấy người sống đang đối thoại và tâm sự với người đã khuất. Sáu đoạn thơ đã kể lại đủ hết các giai đoạn của tình bạn, lời kể nào cũng chân thành, đằm thắm. Nguyễn Khuyến vừa kể lể, vừa nức nở.


Tám câu thơ tiếp theo, Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng là tự khóc mình, giọng thơ ngày một thêm não nùng, thê thiết. Ông trách bạn “vội đi xa” để mình lẻ loi, cô đơn. Cuộc sống trở nên chán chường, vô nghĩa:

Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.

Sau chữ “chẳng” xuất hiện liên tiếp 5 chữ “không” gợi tả cái trống vắng, cái cô đơn của nhà thơ, của cảnh già. Kẻ đi xa và người ở lại cùng chung nỗi niềm tâm sự “chán đời là phải”. Nhà thơ kín đáo bộc lộ thái độ đối với thời cuộc trước sau không thay đổi. Như đã từng thổ lộ:

Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ tại: thẹn thân già.
(Ngày xuân dặn các con)

Cho đến trước lúc qua đời, ông vẫn không quên trăng trối con cháu:

Đề vào mấy chữ trong bia,
Rằng: “Quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”.
(Di chúc)

Bạn mất đột ngột, nỗi thương tiếc, đau xót làm tê tái cả lòng. Sống trong cô đơn ngày thêm bơ vơ sầu tủi. Cuộc đời mất hết ý nghĩa: không muốn uống rượu, không thiết ngâm thơ, gian nhà và tâm hồn trở nên trống vắng, trơ trọi. Còn đâu nữa bạn tri âm tri kỉ?

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Lời than khóc trở nên xót xa khi nhà thơ nhắc lại điển tích Tử Kỳ - Bá Nha và Trần Phồn - Từ Trĩ. Chiếc giường dành riêng tiếp bạn nay đã trở nên “hững hờ”. Tiếng đàn cũng “ngẩn ngơ” mất hồn vì lẻ bạn. Một cách nói thậm xưng để cực tả nỗi đau tê tái khi bạn thân qua đời. Khi còn sống thì đôi bạn cùng đi chơi “dặm khách”, cùng “lựa chiều cầm xoang”, “rượu ngon cùng nhắp”, cùng “bàn soạn câu văn”... Lúc bạn qua đời chẳng còn người tri âm tri kỉ để cùng nhau uống rượu, làm thơ, nghe đàn, năng lui tới thăm nom, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau. Nguyễn Khuyến đã có nhiều cách nói rất sâu sắc, cảm động diễn tả sự thương xót bạn và nỗi buồn cô đơn của mình.


Bốn câu cuối bài thơ như một tiếng nấc đau đớn. Tuổi già vốn ít lệ (hạt lệ như sương), nên chỉ biết khóc ở trong lòng. Thương bạn gắn liền với bao nỗi nhớ. Khóc bạn chuyển thành nỗi niềm như cam chịu số phận bi thương. Chỉ cầu mong cho linh hồn bạn thanh thản “lên tiên”:

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương,
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.

Trải qua bao mưa nắng, bao thăng trầm hoạn nạn, Tam nguyên Yên Đổ còn đâu nhiêu nước mắt để khóc bạn, chí còn biết “lấy nhớ làm thương”. Tuy nhiên cả bài thơ, nhất là bốn câu kết đã “chứa chan” nước mắt đau xót. Hai câu thơ: “Bác chẳng ở dẫu vẫn chẳng ở - Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương” với cách diễn đạt trùng điệp và tăng cấp đã tạo nên giọng thơ buồn thê thiết, Nguyễn Khuyến để lại nhiều tiếng khóc: khóc cho đất nước và dân tộc, khóc vợ, khóc con, khóc bạn,... Tiếng khóc nào cũng xúc động, tê tái, nặng tình, nặng nghĩa. Riêng bài “Khó Dương Khuê” lại được viết bằng thể thơ song thất lục bát, lời khóc bạn càng trở nên thiết tha, não nùng, lúc thì nức nở, thảng thốt, lúc thì kể lể thở than,lúc thì phân trần, lúc thì trách móc, lời thơ thủ thỉ như nói với người còn sống, rất cảm động Giọng thơ liền mạch, lời thơ tinh tế, biểu cảm đã thể hiện nghệ thuật vừa bình di, vừa điêu luyện.


Khóc Dương Khuê thể hiện một tình bạn đẹp và cảm động của nhà nho thuở trước. Sau một thế kỉ, chúng ta vẫn thấy bùi ngùi xúc động khi đọc bài thơ này. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng là khóc cho một thế hệ nhà nho và cũng là tự khóc cho minh: “Ai chẳng biết chán đời là phải”...

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Cuongjj

30/09/2024

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Anh nguyen tuan Trong nền thơ hơn một nghìn năm của dân tộc Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Khuyến có một vị trí thật vẻ vang. Ông là nhà thơ của những bài thơ Việt Nam đích thực, những bài thơ mà ở đó, những tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ Việt Nam thuần khiết, giản dị và đẹp đẽ. Trong những bài thơ ấy, cần phải nói (tên một bài thơ không mấy ai không biết: bài Khóc Dương Khuê).


  Xét cho cùng, tình bạn giữa hai người Nguyễn Khuyến và Dương Khuê vốn không phải là một tình bạn thật hoàn toàn như ý. Tuy đỗ cử nhân cùng khoa thi với Nguyễn Khuyến, rồi đỗ tiến sĩ, cùng làm quan cho triều Nguyễn, nhưng sau năm 1884, năm đất nước thật sự mất vào tay thực dân Pháp, Dương Khuê lại không có được cái chí như Nguyễn Khuyến. Không cáo quan về làng, Dương Khuê tiếp tục làm quan cho triều đình tay sai thực dân cho đến tận lúc qua đời ở tuổi 64 (1902).


  Tuy vậy, nói thế là để nhìn rõ hết mọi chuyện. Người Việt Nam ta vẫn có câu: nghĩa tử là nghĩa tận. Cái chết đột ngột của Dương Khuê đã thật sự li: một nỗi đau cho Nguyễn Khuyến. Lúc ấy, quên hết mọi điều, ông chỉ còn biết một điều duy nhất: ông đã mất một người bạn thân, mất một nguồn tình cảm quý giá không thế lấy gì thay thế được. Lúc ấy, tự đáy lòng, từ nột tình bạn mà hình như chính ông cũng không thể đo lường hết chiều sâu, Nguyễn Khuyến đã chợt kêu lên những tiếng kêu thảng thốt:


Bác Dương thôi đã, thôi rồi,


Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-tich-bai-khoc-duong-khue-cua-nguyen-khuyen-c38a2630.html

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved