avatar
hmmm

23/10/2024

phân tích lời kỹ nữ xuân diệu

ADS
Trả lời câu hỏi của hmmm
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

23/10/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Xuân Diệu là một trong những cây bút lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông có rất nhiều bài thơ hay để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trong đó, “Lời kỹ nữ” là tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Xuân Diệu. Bài thơ đã khắc họa được hình ảnh người kỹ nữ với thân phận nhỏ bé và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng.
Bài thơ “Lời kỹ nữ” được in trong tập Thơ thơ (1938) là tập thơ đầu tay đánh dấu sự xuất hiện của Xuân Diệu trên thi đàn Việt Nam. Tập Thơ thơ gồm 40 bài thơ, trong đó Lời kỹ nữ là một trong số ít những bài thơ hiếm hoi viết về đề tài tình yêu đôi lứa nhưng lại mang màu sắc mới lạ so với thời kỳ văn học trung đại trước đó.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu nhân vật trữ tình chính là người kỹ nữ:
“Đêm khuya lặng lẽ bao nhiêu
Gió thổi mịt mù hư vô mấy chiều
Nào đâu những đêm trường nhớ
Bên song chiếc bóng nằm trơ vơ…”
Trong không gian tĩnh mịch của màn đêm, gió thổi hiu hắt như càng làm nổi bật lên hình ảnh người thiếu phụ cô đơn ngồi bên khung cửa sổ. Từ láy “mịt mù”, “trơ vơ” gợi ra nỗi buồn da diết khôn nguôi của người con gái đang chờ đợi người thương đến chơi nhưng mãi chẳng thấy ai. Người thiếu phụ ấy dường như đang chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man, nàng cảm nhận được sự trôi đi nhanh chóng của thời gian mà lòng nặng trĩu ưu tư.
Tâm trạng của người kỹ nữ cũng giống như tâm trạng chung của các thiếu nữ xưa khi phải chịu cảnh ép duyên, hứa hôn từ nhỏ hoặc bị cha mẹ gả bán vì lý do nào đó. Họ luôn mong muốn tìm được ý trung nhân thật sự của đời mình chứ không hề muốn sống trong cảnh vợ chồng hờ hững, lạnh nhạt. Tuy nhiên, xã hội cũ lại không cho phép họ được tự do yêu đương mà phải tuân theo những quy tắc khắt khe của lễ giáo phong kiến.
Người thiếu phụ trong bài thơ dù đang ở trong hoàn cảnh trớ trêu nhưng vẫn giữ được nét đẹp đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ Á Đông:
“Em sẽ nắm áo anh chàng
Rồi em sẽ khóc, em sẽ cười nguy hiểm.”
Dù biết rằng việc níu kéo người thương bằng nước mắt chỉ là giải pháp tạm thời nhưng người kỹ nữ vẫn quyết định sử dụng nó bởi đây là thứ vũ khí duy nhất mà nàng có. Nàng sẽ dùng nụ cười quyến rũ để thu hút sự chú ý của đối phương rồi sau đó sẽ bộc lộ hết nỗi lòng của mình thông qua giọt nước mắt đau khổ. Qua đó, ta có thể thấy được khát khao hạnh phúc mãnh liệt cùng bản lĩnh kiên cường của người kỹ nữ giữa chốn hồng trần đầy thị phi.
Có thể nói, “Lời kỹ nữ” là một bài thơ đặc sắc thể hiện rõ nét phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu. Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc cùng giọng thơ chân thành, tha thiết, tác giả đã giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời bất hạnh của người kỹ nữ đồng thời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn cao quý của họ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
d11111111

11/11/2024

hmmm

Đi suốt bài thơ là tiếng lòng thiết tha đến thổn thức của người kỹ nữ – nhân vật trữ tình trong thi phẩm đặc sắc và ám ảnh thân phận con người của nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu.



 

Tự cổ xưa, tới tận bây giờ, người đời vẫn định kiến tới nghiệt ngã với những phụ nữ bán thân. Thế mà, trong con mắt của thi nhân lãng mạn rất đỗi ưu ái và bao dung, lại có cách nhận diện ra thế giới tâm tình của người phụ nữ mà thiên hạ vẫn rẻ rúng trong cách nhìn. Xuân Diệu đã thốt lên lời kỹ nữ, đọc thấu tiếng lòng của cô trong thiết tha níu kéo khách làng chơi trong khoảnh khắc lìa xa:

 

“Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;

Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi!”

Níu kéo để giữ lại trong giao cảm, ái ân, người kỹ nữ trong thơ Xuân Diệu viện tới miền sáng trăng rằm mà ông Giời đang mở “yến tiệc sáng trên trời”. Sự chào mời của thiên tạo cũng đồng hòa với tiếng lòng chào mời, dâng hiến hết mình của người tình thiết tha: “Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử”.

 

Người kỹ nữ thoắt thành công nương và khách làng chơi trở thành hoàng tử. Xuân Diệu táo bạo hết mình và cũng nhân ái thật lòng. Sao nỡ dứt tình trước sự dâng hiến của “tay em đây”; của “tóc xanh tốt”, rồi nữa “đây rượu nồng! và hồn của em đây”…

 

Sự hết mình thành thực của một con người với một con người cụ thể mang tất cả sự trọn vẹn vật chất có thể cùng sự tận lòng dâng hiến. Sao mà nỡ dứt cho đặng!

“Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;

Khách không ở, lòng em cô độc quá!

Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả,

Tay em đây mời khách ngả đầu say;

Đây rượu nồng. Và hồn của em đây,

Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử”.

 

“Chớ để riêng em phải gặp lòng em;

Tay ái ân du khách hãy làm rèm,

Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng”.

 

Vượt lên sự đọa lạc vật chất tầm thường, dung tục, những lời thơ đa cảm và bao dung của Xuân Diệu như đang hướng tới vẻ đẹp sáng trong, thánh thiện của thiên nhiên và tình người. Nhà thơ như đang khoan thai giãi bày lòng mình theo bước đi của

vẻ huyền diệu trăng rằm. Bởi trăng và gió như đang mơ về cõi mơ xa:

“Trăng về viễn xứ.

Đi khoan thai trên ngự đỉnh trời tròn.

Gió theo trăng từ biển thổi qua non”

 

Thơ tình khát khao của Xuân Diệu thường sóng hòa và đồng hành với nỗi cô đơn có thực tự hồn thi sỹ. Và, nhà thơ lãng mạn giàu yêu thương như lại đọc tiếp được tiếng nói, tiếng lòng của người kỹ nữ – “lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn”…

 

Bao nhiêu là thảng thốt, khi cô đơn của thân phận ập tới, dâng đầy hồn kỹ nữ. Đó là kiếp giang hồ vô định – “trôi phiêu diêu không vọng bến hay gành”; là niềm khao khát bỏng cháy mong tìm được cuộc tình yên ổn, bằng an mà vẫn không tìm nổi “giây tình vướng víu”!

 

“Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt”! Làm sao mà không òa vỡ thành nước mắt; không vỡ thành niềm đau trống trải và hụt hẫng. Bởi, lòng kỹ nữ không được sưởi ấm bằng ngọn lửa hồi âm. Cảm giác ớn lạnh, băng giá đang vây bủa. Thơ Xuân Diệu là sự huy động tối đa và hết mình cho mọi giác quan có thể vào thơ. Xuân Diệu diễn tả nước mắt cô đơn tới đỉnh điểm của “Lời kỹ nữ”. Lời than cùng tiếng lòng chới với như tiếng kêu cứu:

 

“Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.

Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi.

Du khách đi.

Du khách đã đi rồi”.

 

Xuân Diệu đã hóa thân, đã mượn lời kỹ nữ để phát ngôn cho cảm quan của lòng mình về con người; về những thân kiếp tưởng như tan hòa vào đọa lạc mà vẫn khát cháy sự gặp gỡ và tình yêu thương thành thực. Có lẽ vẻ đẹp và vóc dáng nhân văn của “Lời kỹ nữ” của Xuân Diệu chính là ở tiếng lòng thiết tha và khao khát ấy!

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi