Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều”. Truyện Kiều là tập đại thành của Nguyễn Du, được ông sáng tác cuối thế kỉ XVIII. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu thơ lục bát, mang giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần 2: “Gặp gỡ và đính ước”, trong đoạn trích này nổi bật lên là vẻ đẹp của Thúy Vân qua bốn câu thơ:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng, quý phái. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua khuôn mặt, nét ngài, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da. Mỗi chi tiết miêu tả đều cho thấy sự hoàn hảo, tròn trịa, đầy đặn, hơn người của nàng. Các từ ngữ được sử dụng khéo léo để làm toát lên vẻ đẹp thanh cao, dịu dàng, phúc hậu của Thúy Vân. Nàng có khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm, đôi lông mày đậm như con ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo, thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc bồng bềnh như mây, làn da trắng mịn màng hơn cả tuyết. Với bút pháp ước lệ tượng trưng, các hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, Nguyễn Du đã khắc họa chân dung Thúy Vân với vẻ đẹp trung thực, hiền lành, phúc hậu, có thể sánh ngang với những vẻ đẹp điển hình của thiên nhiên đất trời. Qua đó, chúng ta cũng cảm nhận được dự báo về một tương lai êm ấm, bình lặng trong cuộc đời Thúy Vân, không có nhiều sóng gió, đau khổ.
Bên cạnh vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du còn đặc biệt chú ý đến tài năng của chị em họ Vương. Ông dành hẳn mười hai câu thơ để miêu tả tài năng của hai cô gái:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.”
Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những cô gái vừa có nhan sắc, vừa có tài năng. Họ là những cô gái tuyệt sắc giai nhân và là những người tài hoa hiếm thấy. Tài năng của chị em Thuý Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả tài thảo, kiến, thi, hoạ; đặc biệt là tài đánh đàn đã được nâng lên tới mức tuyệt kĩ, trở thành sở trường riêng có (nghề riêng) của chị em Thuý Kiều. Đặc biệt, tài năng của Thuý Kiều còn gắn với tiếng đàn – “một thiên Bạc mệnh” – là âm thanh của lòng người, của nước mắt, của chia li, tan vỡ, đau khổ. Tiếng đàn ấy sẽ góp phần định đoạt cuộc đời Thuý Kiều, nó là biểu tượng cho số phận bạc mệnh của người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu nhiều bất hạnh trong xã hội phong kiến.
Như vậy, chỉ bằng vài nét chấm phá tiêu biểu, tác giả đã khắc họa được chân dung của hai chị em Thúy Kiều, mỗi người một vẻ nhưng đều mười phân vẹn mười. Chân dung Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp đài các, sang trọng, quý phái, còn Thúy Kiều thì lại khiến người đọc ấn tượng bởi vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”.