phân tích 8 câu cuối kiều ở lầu ngưng bích

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Apple_7tzowWiDu8borNEcUzh333bhuOq1
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

24/10/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm bất hủ nhưng nổi bật nhất phải kể đến Truyện Kiều. Tác phẩm không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn rất xuất sắc trong nghệ thuật. Đặc biệt, tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện rõ nét bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm từ câu 1035 đến câu 1054 trong tác phẩm “Truyện Kiều”. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, Kiều tự thấy thân phận mình hèn mọn, danh dự bị bẽ bàng, quyết định nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng đã được cứu sống. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã đưa Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích với lời hứa sẽ tìm nơi tử tế gả chồng cho nàng. Nhưng thực chất đó chỉ là lời nói dối nhằm mục đích canh giữ Kiều thật kĩ càng, không để nàng có cơ hội bỏ trốn thêm lần nữa.
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Cảnh vật trước mắt Thúy Kiều chính là hình ảnh cửa biển mênh mông sóng nước, đang chìm dần vào bóng tối của màn đêm buông xuống. Thời gian lúc này cũng là buổi chiều, thời điểm kết thúc một ngày và dễ gợi buồn cho con người. Hình ảnh thuyền và cánh buồm thấp thoáng giữa biển khơi rộng lớn khiến Kiều cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Nàng nhớ lại những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình, bên Kim Trọng và tự hỏi liệu bây giờ mọi người có còn nhớ tới mình hay không. Cánh hoa nhỏ bé giữa dòng nước xuôi chảy chính là ẩn dụ cho số phận lênh đênh, vô định của Kiều. Nàng lo lắng, sợ hãi cho tương lai mờ mịt phía trước, không biết rồi đây mình sẽ đi đâu về đâu.
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Màu cỏ ở đây héo úa, tàn lụi, không còn sức sống, hòa cùng với sắc xanh nhàn nhạt của bầu trời tạo nên khung cảnh u ám, ảm đạm. Tiếng sóng vỗ ầm ầm như tiếng khóc than của thiên nhiên, cũng là tiếng lòng của Thúy Kiều. Nàng đang vô cùng đau đớn, tuyệt vọng, nghĩ đến cuộc đời mình cũng sẽ đầy bi kịch như những cánh hoa kia bị sóng cuốn đi. Từ nỗi buồn ban đầu đã chuyển sang cực điểm, cả cảnh vật và tâm trạng đều đang dâng lên đến cao trào.
Chỉ với tám câu thơ ngắn ngủi, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc giúp người đọc hiểu thêm về vẻ đẹp và số phận khổ đau của người con gái tài sắc ấy.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Tâm Bảo

24/10/2024

Apple_7tzowWiDu8borNEcUzh333bhuOq1Nguyễn Du chính là ngọn cờ đầu đưa nền văn học chữ Nôm của dân tộc ta phát triển tới đỉnh cao với kiệt tác truyện Kiều. Người ta đọc truyện và ấn tượng với nó không chỉ bởi tài năng của Nguyễn Du mà có lẽ bởi tấm lòng nhân đạo của ông dành cho người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh. Với tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chính là bức tranh tâm trạng đầy xúc động của Thúy Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần Gia biến và lưu lạc khi gia đình gặp cơn loạn lạc, Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha. Trải qua bao gian khổ Kiều đã bị Tú Bà đưa ra sống ở lầu Ngưng Bích. Trong tâm trạng của một con người xa quê và nhớ nhà trước khung cảnh của lầu Ngưng Bích một nỗi buồn mênh mang đã khiến cho Kiều có những cảm xúc:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Hai câu thơ tả cảnh biển khơi mênh mông dưới ánh chiều tà, thời điểm buổi chiều luôn là thời điểm gọi buồn gợi nhớ đặc biệt là đối với những kẻ tha hương xa xứ. Hình ảnh biển bao la nhưng chỉ có một con thuyền thấp thoáng xa xa, lúc ẩn lúc hiện như có như không. Chính sự lẻ loi, cô đơn của chiếc thuyền đã là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận bơ vơ, lẻ loi của Kiều.

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Hình ảnh thuyền trôi vô định nhưng đến cánh hoa cũng vô định cũng chẳng biết về đâu. Cánh hoa rơi nơi sóng nước Kiều lại liên tưởng đến thân phận của mình, cuộc đời nàng cũng giống như một đóa hoa phù dung sớm nở tối tàn, bị gió dập sóng dồi. Xa cha mẹ là cuộc đời Kiều giống như cánh chim lạc bầy trong giông tố, không tự quyết định được phương hướng và tương lai của mình. Kiều nhắm mắt mặc dòng đời xô đẩy

<iframe class="ql-video" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>


Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Màu cỏ ở đây không còn là cỏ non xanh tận chân trời giống như ngày tiết Thanh minh mà là nội cỏ rầu rầu, chính là một màu vàng úa, héo hắt, thê lương. Màu xanh xanh nhưng lại nhàn nhạt tạo cho cỏ cây không còn nét tươi mà thêm vẻ ủ rũ tạo nên một sắc buồn tẻ nhạt. Tuổi thanh xuân của Kiều với tài năng trời phú và nét đẹp của mình nhưng Kiều đã phải chôn vùi tuổi thanh xuân ấy ở lầu Ngưng Bích.

Buồn trông gió cuốn mặt dềnh 

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Hình ảnh biển khơi đang êm ả không có một chút âm thanh nhưng cuối khổ thơ lại là tiếng sóng ầm ầm, tiếng sóng bốn phía như muốn cuốn hết đi thân phận nhỏ bé của Kiều, như chỉ trực chờ đẩy con người xuống vực thẳm. Sóng gió biển khơi hay thực chất là sóng gió cuộc đời đang chờ đón Kiều. Đó chính là những âm thanh báo hiệu một tương lai đầy bất chấp để sau đó Kiều liên tiếp gặp những khổ cực trong cuộc đời mình.

Với ngòi bút tài hoa và tinh tế của Nguyễn Du cảnh và tình uốn lượn song song. Cảnh vật thay đổi tạo thành một bộ bức tranh tứ bình về tâm trạng của Kiều với các câu hỏi tu từ, một loạt các từ láy đã gợi hình ảnh gợi cảm góp phần khơi dậy những cơn sóng trong lòng của Kiều. Với đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã cho ta thấy rõ những nét tâm trạng của Kiều, giúp ta có những sự cảm đau đớn về tương lai của Kiều ở phía trước. Đồng thời thể hiện được cái tài, cái tâm của Nguyễn Du.

Với 8 câu thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện được cái tài của Nguyễn Du trong bút pháp tả cảnh ngụ tình với tấm lòng nhân đạo của ông người đọc như cảm thông với số phận của nàng Kiều. Đồng thời lên án xã hội phong kiến đã đẩy những con người tài hoa nhưng không được xã hội coi trọng.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi