viết phân tích cảnh trăng khuya

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Hiền Dặng

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

02/11/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh khuya" lại là một tác phẩm chứa đựng vẻ đẹp tâm hồn của người thi sĩ. Bài thơ "Cảnh khuya" được Nguyễn Trãi viết trong thời gian ông về quê ở ẩn. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt này nên dễ dàng bộc lộ hết tài năng cũng như tâm hồn của tác giả.

Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện lên thật sinh động:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Với ngòi bút tinh tế cùng khả năng quan sát nhạy bén, Nguyễn Trãi đã vẽ nên một khung cảnh tuyệt sắc. Trong đêm khuya thanh vắng chỉ còn vẳng lại tiếng suối chảy từ xa vọng lại. Tiếng suối được so sánh với "tiếng hát xa" gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Phải là một người có tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên và có tâm hồn nhạy cảm mới có thể nghe được bản nhạc du dương giữa núi rừng như vậy. Câu thơ thứ hai càng làm nổi bật hơn nữa bức tranh thiên nhiên ấy. Hình ảnh trăng, hoa, cây cối hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Chữ "lồng" được điệp lại hai lần đã nhấn mạnh sự gắn kết, quấn quýt của thiên nhiên nơi đây. Bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya tĩnh lặng khiến cho con người không khỏi xúc động.

Nếu như hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên thơ mộng hữu tình thì hai câu thơ cuối lại là những trăn trở suy tư của tác giả trước tình hình đất nước lúc bấy giờ:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Trước cảnh đẹp đêm khuya, Bác vẫn không thể chìm vào giấc ngủ ngon. Một phần bởi cảnh quá đẹp khiến Người thao thức. Nhưng cũng bởi một điều quan trọng hơn cả đó chính là nỗi niềm lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Nước nhà vẫn chưa được yên bề, nhân dân vẫn phải chịu cảnh khổ cực, lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Chính vì vậy mà dù là trong hoàn cảnh nào thì Bác vẫn luôn nghĩ đến nước nhà, đến nhân dân. Câu thơ cuối cùng đã giải thích rõ ràng lý do vì sao mà Bác lại chưa ngủ. Đó là bởi vì nỗi lo cho tương lai của nước nhà. Đây chính là tấm lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm của vị lãnh tụ kính yêu.

Bài thơ "Cảnh khuya" là một bài thơ hay viết về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Thông qua bài thơ, độc giả cũng hiểu thêm về tấm lòng yêu nước thương dân của Bác Hồ- một người tận tâm, hết mực chăm lo cho đất nước và nhân dân.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
A Tai Nguyen

02/11/2024

Hiền Dặng

Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu giàu lòng nhân ái của dân tộc. Không chỉ thế, người ta ngưỡng mộ và cảm phục Bâc bởi Người còn là một nhà thơ, nhà văn lỗi lạc của dân tộc Việt Nam ta. Đọc thơ Bác ta ấn tượng về những bài thơ Người viết về trăng. Cảnh khuya là bài thơ đặc sắc trong số đó. Chỉ hai mươi tám chữ với bốn dòng thơ, độc giả có thể thấy được tâm hồn đẹp đẽ hòa nhập với thiên nhiên và tinh thần cống hiến cho dân, cho nước của Bác.

Cảnh khuya được biết đến là một bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ được viết vào năm 1947, đây là thời kì đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn nơi núi rừng Việt Bắc và những thứ thách ác liệt mà thực dân gây ra nhưng Bác vẫn luôn lạc quan với phong thái ung dung. Bác vẫn dành cho mình những phút giây thảnh thơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiên khu. Bài thơ viết về đề tài thiên nhiên với chủ đề chính được làm nổi bật chính là tình yêu thiên nhiên cùng nỗi lòng cao đẹp lo cho nước, cho dân của vị lãnh tụ vĩ đại và đáng kính - Hồ Chí Minh.

Bác đã dùng tâm hồn của một thi sĩ để vẽ nên cảnh thiên nhiên núi rừng trong đêm trăng. Người đọc như cũng lặng mình ngắm nhìn cảnh đẹp đêm trăng Việt Bắc được gợi mở trong hai câu thơ đầu:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo. “Tiếng suối” được so sánh với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ nơi đây phải yên ắng lắm, mọi vật chìm vào trong giấc ngủ rồi thì Bác mới có thể nghe được tiếng suối nơi xa vọng về. Dưới tài năng và tâm hồn lãng mạn của Bác thì tiếng suối nghe như tiếng hát ngọt ngào mà mẹ thiên nhiên đang dỗ dành những đứa con của mình ngủ yên. Cảm nhận của người thi sĩ hết sức tinh tế, trong trẻo thể hiện một tâm hồn thanh bạch, không vướng bụi. Tiếng suối đêm khuya đã phá tan đi bầu không khí yên tĩnh. Đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, chỉ có âm thanh tiếng suối trong đêm khuya và mọi vật đang chìm vào trong giấc ngủ, nơi chiến trường đầy bom đạn mà vẫn có tiếng suối chảy du dương như vậy thật tuyệt vời biết bao. Nguyễn Trãi- vị anh hùng dân tộc cũng đã có những vần thơ cảm nhận về tiếng suối:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Cả Bác Hồ và Nguyễn Trãi tuy sống vào hai thời điểm khác nhau nhưng cả hai lại có những cảm nhận rất tinh tế về âm thanh của tiếng suối vào lúc đêm khuya. Sau âm thanh của tiếng suối ta thấy xuất hiện hình ảnh của ánh trăng nơi chiến khu. Ta ấn tượng với cách sử dụng điệp từ “lồng” của Bác khi được nhắc lại hai lần. Hình ảnh trăng, hoa, cây cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hoà quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo. Cảnh vật thật yên tinh, thơ mộng, sông động, ấm áp gợi cảm giác gần gũi, thanh thản. Đối với Bác trăng là người bạn tri âm, tri kỉ nên trước cảnh đẹp ấy Bác có biết bao nỗi xúc động. Khi bị giam trong ngục tối, trước ánh trăng sáng tuyệt đẹp ngoài cửa sổ Bác cũng viết nên những vần thơ rất hay:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Với người có tâm hồn thanh cao đang tận hưởng những giây phút tuyệt vời nơi núi rừng Việt Bắc, giữa bức tranh thiên nhiên chứa chan cảm xúc như vậy, tâm trạng nhà thơ bỗng thả hồn theo trăng vì đêm nay Bác không ngủ. Bác Hồ kính yêu không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà hai câu thơ cuối còn

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Đất nước đang bị giặc xâm lăng, biết bao người dân phải sống trong cảnh lầm than nên Bác chưa thể ngủ được. Điệp ngữ “chưa ngủ” gợi lên những ý tứ thật bất ngờ và sâu sắc, vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác. Hai câu thơ này đã cho ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người tha thiết yêu thiên nhiên nhưng đan cài trong đó là nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân. Đây chính là tấm lòng của vị lãnh tụ kính yêu. Bác dẫu có bận bao nhiêu việc nhưng vẫn luôn dành thời gian quý báu của mình ra để thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên, có lẽ chính thiên nhiên là người bạn tâm giao để Bác cảm thấy khuây khoả. Chính vì vậy, ta cảm thấy rằng Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên bao nhiêu thì trách nhiệm với công việc cũng lớn hơn gấp bội. Đằng sau chân dung của Người khi ung dung tự tại ngồi ngắm trăng là cả một nỗi khát khao về đất nước hoà bình, nhân dân được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong tâm trí Bác một câu hỏi vẫn luôn đau đáu: Bao giờ đất nước của mình mới bình yên để con dân thoả sức ngắm trăng. Bác luôn dành tất cả sự yêu thương của mình cho dân tộc ta, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.

Có thể nói, trong bài thơ, cảnh và tình có mối tương quan mật thiết, đan hòa. Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác. Qua đó, ta cũng hiểu Bác thật đúng là người có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung và lac quan để từ đó càng thêm khâm phục, yêu mến, biết ơn và tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.

Như vậy, chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn được viết theo thể thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã dựng xây nên hình tượng Bác giao hoà giữa vẻ đẹp của người chiến sĩ với thi sĩ. Với bút pháp miêu tả nhưng thiên về gợi sự hài hoà của cảnh vật trong cảnh đã tạo nên vức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời. Cách sử dụng từ ngữ giản dị mà giàu sức gợi kết hợp với biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ đã giúp Cảnh khuya mãi vấn vương trong lòng độc giả với tình yêu cao cả mà Bác dành cho đất nước, cho nhân dân.

Cảnh khuya là bài thơ tuyệt hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp và ấn tượng nhất của Bác. Giữa không gian núi rừng tràn ngập trong ánh trăng nhưng Bác luôn lo nghĩ cho dân tộc ta. Đó chính là vẻ đẹp riêng của bài thơ, là cảm hứng thiên nhiên đan cài với tình yêu nước sâu sắc. Thương cho con dân, lo cho nước, yêu thiên nhiên là tất cả những gì ta đáng ngưỡng mộ nhất ở vị lãng tụ vĩ đại của dân tộc. Đọc thơ Bác khiến ta càng thêm yêu và biết ơn Người hơn bao giờ hết.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved