thuy nguyen Anđecxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ra những đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”. (Pauxtopxki). Có lẽ, nhà thơ Trương Ngọc Ánh đã lượm nhặt những vần thơ từ những trang đời hiện thực để mang đến bài thơ " Chung nghĩa đồng bào" khơi gợi những cảm xúc nghẹn ngào về tình người giữa cơn bão vừa qua. Bài thơ đã tái hiện khung cảnh dữ dội, càn quét của thiên tai kéo qua, những mất mát đau thương, Qua đó, thấy được nỗi đau, mất mác của con người từ đó cảm thương và dành lời động viên chia sẻ để họ có thể vực dạy tinh thần vượt qua khó khăn. Tác giả đã Mở đầu với hình ảnh "Bao sinh linh oằn trong sóng dữ," gợi lên sự mong manh của cuộc sống trước sức mạnh tàn phá của thiên nhiên. " Sinh linh" ở đây không chỉ là con người mà còn là sinh vật, thiện nhiên đang gồng mình lên chống lại bão lũ. Từ "oằn" thể hiện sự chịu đựng, vươn mình trước giông bão, trước sự khắc nghiệt của thời tiết. câu "Mắt người bầm chớp giật mưa chan" tạo nên hình ảnh sinh động về cảnh tượng thiên tai, nhấn mạnh sự sợ hãi, bất lực của con người khi những cơn mưa dữ dội kéo đến. Men theo dòng chảy ngôn từ, Trương Ngọc Ánh tiếp tục khắc họa hiện thực. sự tàn phá khốc liệt của cơn bão qua bức tranh "Bao thảm cảnh trời nghiêng núi lở" không chỉ nói về thiên tai mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự hỗn loạn của cuộc sống, nơi mọi thứ bỗng chốc bị đảo lộn. Hai chữ " đau thương" đã nói lên thảm cảnh của con người, cuộc sống trở nên cơ hàn, khó khăn, dường như con người bất lực trước sự càn quét của tự nhiên. Những phận người "trôi theo bọt lũ," thể hiện sự mất mát, đứt gãy trong cuộc sống, khi mà con người trở thành nạn nhân của thiên nhiên, như một chiếc lá bị cuốn đi trong dòng nước.Câu "Sóng Thủy Tinh cuộn đỏ Hồng Hà" sử dụng hình ảnh cụ thể để thể hiện sự tàn phá, sức mạnh của dòng lũ, như một cơn thịnh nộ không thể ngăn cản. Khi cơn bão qua đi, 'những mái ấm vùi trong lòng đất', tác giả không kìm được sự xúc động nghẹn ngào, sự thương tiếc, đồng cảm với số phận đồng bào, chứng kiến cảnh càn quét dữ dội của cơn lũ mà lòng đau quặn thắt. Khép lại đoạn thơ là câu thơ trầm lắng "Miền Bắc đau khi bão tổ tràn qua" cơn lũ qua là lúc con người bắt đầu lại cuộc sống cơm áo đầy vất vả, câu thơ là một lời kêu gọi đầy cảm xúc, thể hiện nỗi đau chung của cả một vùng miền. Biện pháp nhân hóa đã khẳng định nỗi đau của người dân miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung, câu thơ nhắc nhở chúng ta cùng nhau chung tay, đoàn kết đồng lòng để giúp đỡ, sẻ chia với người dân vùng khó khăn, đưa họ trở về cuộc sống bình thường.