câu 1: Đề tài: Chiến tranh
câu 2: Khi nhân vật tôi trở lại với Truông Gọi Hồn trong giấc mơ, những cảnh tượng hiện lên đậm nét nhất là: Dòng suối, con đường mòn, những tráng trống và những bìa rừng xưa lấp loáng nắng pha mưa, và xa xa ở trời tây nam bốn mỏm cao màu rêu đá của Ngọc Bơ Rẩy sừng sững.
câu 3: Câu hỏi tu từ được sử dụng trong câu văn nhằm nhấn mạnh sự dai dẳng, ám ảnh của những kí ức chiến tranh đối với nhân vật "tôi". Những kí ức ấy luôn đeo bám, khiến nhân vật "tôi" phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như đau đớn, mệt mỏi, thậm chí là chết đi sống lại. Câu hỏi tu từ cũng thể hiện sự day dứt, trăn trở của nhân vật "tôi" về quá khứ đau thương, đồng thời khơi gợi sự đồng cảm, suy ngẫm của người đọc về những tổn thất to lớn mà chiến tranh gây ra.
câu 4: . Thông điệp: Chiến tranh mang đến nhiều đau thương, mất mát, tàn phá cả thể xác lẫn tinh thần của con người. Vì vậy, mỗi cá nhân cần trân trọng nền độc lập tự do, hòa bình mà ông cha ta đã đánh đổi bằng xương máu để gìn giữ.
. Thí sinh lựa chọn một trong hai vấn đề để triển khai ý kiến của bản thân. Sau đây là gợi ý:
Vấn đề 1: Ý nghĩa của việc biết ơn đối với quá khứ hào hùng của dân tộc.
+ Giải thích: Biết ơn là thái độ trân trọng, ghi nhớ công lao của những người đi trước, những thế hệ đã cống hiến, hi sinh để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta hôm nay.
+ Bàn luận:
- Biểu hiện của lòng biết ơn:
+ Trân trọng những gì mình đang có, không so đo, tính toán thiệt hơn.
+ Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội nhằm đền đáp công lao dưỡng dục, chăm sóc của gia đình, thầy cô,...
+ Không ngừng nỗ lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Vai trò của lòng biết ơn:
+ Giúp con người gắn kết với nhau hơn.
+ Tạo nên lối sống lành mạnh, tích cực.
+ Là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
- Mở rộng: Phê phán những hành vi vô ơn, bội bạc.
- Liên hệ bản thân: Cần có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với quê hương, đất nước.