"Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một bài thơ hay, giàu ý nghĩa nhân sinh và mang đậm cảm xúc chân thành, giản dị. Bài thơ được viết vào tháng 11/1980 - khi đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới với muôn ngàn khó khăn. Trước lúc ra đi, nhà thơ muốn dâng hiến cho đời một "mùa xuân nho nhỏ", góp sức mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Mùa xuân trong cảm nhận của nhà thơ không phải là mùa xuân của thiên nhiên đất trời mà là mùa xuân của mỗi con người, mùa xuân của sự cống hiến và hy sinh.
Bài thơ có nhan đề rất độc đáo "Mùa xuân nho nhỏ". Đây là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hình ảnh "Mùa xuân nho nhỏ" là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Ước nguyện của nhà thơ thật khiêm nhường nhưng lại hết sức có ý nghĩa. Bởi đó là ước nguyện muốn làm những gì có ích cho đời, cho đất nước và quê hương.
Hình ảnh "lộc" trong câu thơ "Lạc vùng tay người như dội nắng" thể hiện sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ để chỉ sức sống cùa đất nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đoạn thơ thứ ba nói về tiếng hát của con người trước mùa xuân đến. Tiếng chim hót, tiếng suối reo, tiếng hát của con người vang lên hòa quyện với nhau tạo nên một bản giao hưởng rộn rã, tưng bừng đón chào mùa xuân. Điệp ngữ "hát" cùng từ láy "rộn ràng" nhấn mạnh niềm vui sướng hạnh phúc của con người trước mùa xuân của đất nước.
Đoạn cuối là lời tâm niệm của nhà thơ. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc "dù là tuổi... dù là khi"... kết hợp với các hình ảnh "con chim, cành hoa, nốt trầm" để thể hiện khát vọng được dâng hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé bình dị của mình cho cuộc đời chung. Nhà thơ mong ước trở thành "một mùa xuân nho nhỏ", nghĩa là một tế bào của mùa xuân, một phần rất nhỏ bé của mùa xuân lớn lao của đất nước, góp vào mùa xuân một chút đẹp đẽ, một chút thơm tho của "cái tôi" trữ tình lãng mạn của mình để làm nên mùa xuân lớn của cộng đồng, của dân tộc, của nhân loại.
Tóm lại, bằng giọng thơ chân thành, tha thiết, nhịp điệu thơ nhanh chậm phối hợp với các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,... Thanh Hải đã thể hiện một cách sinh động cảm xúc say sưa, ngây ngất của mình trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước. Đồng thời ông cũng bày tỏ được tiếng lòng, ước nguyện chân thành, tha thiết của mình. Đó là tiếng lòng chung của hàng triệu con người Việt Nam yêu nước lúc bấy giờ.