06/11/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
06/11/2024
Trương Thị Trà My
06/11/2024
Timi phân tích từng khổ giúp em với
06/11/2024
06/11/2024
Là một chiến sĩ, nghệ sĩ nên trong thơ ca của Nguyễn Việt Chiến vừa thể hiện tâm tư tha thiết, xúc cảm dâng trào của một thi sĩ, vừa thể hiện sự cứng cỏi, oai hùng của một chiến sĩ kiên trung.
Phân tích bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, chúng ta dễ dàng nhận ra ông là một người có vốn kiến thức về lịch sử Việt Nam rất lớn. Ông bảo ông viết bài này khi chưa một lần ra đảo Hoàng Sa, hay Trường Sa, ấy vậy mà ông viết như đã trải qua rất nhiều năm tháng ngoài biển đảo. Ông thấu hiểu hết những bão going từ biển đã và đang có.
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”
Mỗi câu thơ tác đều khẳng định rằng, nếu biển khơi đang bão giống vì nạn xâm lược thì những người con ở phía Trường Sơn, thì nhân dân đất liền cũng sẽ thao thức để cùng chiến đấu. Bởi biển đảo kia là mẹ là cha, là khi mẹ Âu Cơ đưa con xuống biển, là một phần máu thịt của đất nước. Dù Tổ quốc bình yên, dù non sông đã đưa về một mối nhưng tác giả cũng như tất cả người dân đều biết rằn, biển vẫn chưa một ngày yên ả, biển vẫn “cần lao như áo mẹ bạc sờn”.
“Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u”
Nghe đâu, bài thơ này viết khi sự kiện Trung Quốc gây bất bình khi cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của nước ta trên Biển Đông vào tháng 5/2011. Chúng cho rằng, Hoàng Sa, Trường Sa là của chúng. Thật là một hành động phi lý khi từ ngày đời nay, hai quần đảo đã thuộc chủ quyền của nước Việt. Thế mà chúng hiên ngang xâm chiếm giữa ban ngày. Nghĩ đến những ngày đang phải đối mặt với không chỉ bão going của thiên nhiên, mà còn từ phía con người, nhà thơ lại khắc khoải không yên. Tác giả không chỉ thương cho Trường Sa, Hoàng Sa mà còn xót cho hàng ngàn đảo nhỏ như Hòn Mê, Cồn Cỏ, Lý Sơn. Mà có lẽ không riêng gì tác giả mà từ ngày đời từ mồ mả tổ tiên ông bà, từ mẹ Âu Cơ đến cha Lạc Long Quân cũng sẽ không yên lòng. Cũng sẽ mãi quyết tâm gìn giữ từng thước đất của non sông.
Bởi vậy, khi bài thơ ra đời càng làm tăng thêm nhuệ khí sục sôi vì dân tộc của các chiến sĩ biển đảo.
Trương Thị Trà My
06/11/2024
yendoan2013 bạn phân tích dư r ạ. Phân tích theo tùng khổ giúp mình vs
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
4 giờ trước
Top thành viên trả lời