08/11/2024
08/11/2024
09/11/2024
a) Thể đa bội cùng nguồn chẵn và đa bội khác nguồn có thể hình thành nên giống, loài mới. ĐÚNG
Giải thích: Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng lớn, sức sống mạnh mẽ hơn dạng lưỡng bội.
Thể đa bội cùng nguồn chẵn: Các cá thể đa bội này thường không có khả năng sinh sản hữu tính với dạng lưỡng bội ban đầu, tạo ra các loài mới.
Thể đa bội khác nguồn: Hình thành khi hợp tử lai xa giữa hai loài khác nhau có bộ NST khác nhau, không thể giảm phân tạo giao tử bình thường, dẫn đến cách ly sinh sản với loài ban đầu.
b) Lặp đoạn làm tăng số lượng bản sao của gene, tăng khả năng tạo đột biến gene. ĐÚNG
Giải thích: Khi xảy ra lặp đoạn, một đoạn NST bị nhân đôi và gắn vào NST tương đồng hoặc vào chính NST đó. Điều này làm tăng số lượng gen trong tế bào, tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra trên các bản sao gen đó.
c) Tạo giống cây trồng bằng cách tạo đột biến chuyển đoạn lớn để loại bỏ một số gene có hại. SAI
Giải thích: Chuyển đoạn lớn thường gây ra những biến đổi nghiêm trọng trong bộ NST, làm rối loạn sự hoạt động của gen và gây ra nhiều đột biến có hại khác. Việc tạo đột biến chuyển đoạn lớn để loại bỏ một số gen có hại thường không hiệu quả và gây ra nhiều rủi ro.
d) Đột biến số lượng nhiễm sắc thể được dùng để xác định các vị trí của gene trên nhiễm sắc thể. SAI
Giải thích: Để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể, người ta thường sử dụng các phương pháp như lai in situ, bản đồ di truyền, hoặc kỹ thuật PCR. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể chủ yếu liên quan đến việc thay đổi số lượng NST, không trực tiếp giúp xác định vị trí của gen.
08/11/2024
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời