Viết văn phân tích khía cạnh nghệ thuật của bài thơ , đoạn thơ mà em yêu thích

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Mạnh Thiên

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

5 giờ trước

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Huy Cận sau năm 1945 và được xem là đỉnh cao của thơ ca Việt Nam thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi trong khung cảnh hoàng hôn rực rỡ sắc màu:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi".

Bức tranh hoàng hôn trên biển cả rộng lớn và hùng vĩ được miêu tả qua hình ảnh so sánh độc đáo "mặt trời xuống biển như hòn lửa", gợi lên vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của cảnh vật. Hình ảnh "sóng đã cài then đêm sập cửa" ẩn dụ cho màn đêm buông xuống, tạo nên cảm giác bí ẩn, huyền diệu. Trong khung cảnh ấy, đoàn thuyền vẫn ra khơi với khí thế hăng hái, lạc quan. Câu hát vang lên như tiếng lòng của người dân chài, thể hiện niềm tin tưởng vào một chuyến đi bội thu.

Tiếp theo, tác giả đã khắc họa bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống trên biển cả bao la:

"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi!".

Những câu hát mang âm hưởng của khúc tráng ca ngợi ca sự giàu có, phong phú của biển cả. Cá bạc, cá thu xuất hiện với số lượng đông đúc, tạo nên một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống. Hình ảnh "đoàn thoi" gợi liên tưởng đến sự bận rộn, cần mẫn của người dân chài khi đánh bắt cá. Họ làm việc không ngừng nghỉ, suốt ngày đêm để khai thác tài nguyên quý giá từ biển cả.

Trong khổ thơ tiếp theo, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả cảnh kéo lưới đầy hấp dẫn:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng".

Hình ảnh "lái gió với buồm trăng" gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng của người dân chài khi chinh phục biển cả. Họ như đang lướt trên sóng gió, vượt qua mọi khó khăn thử thách để tìm kiếm nguồn lợi thủy sản. Cách nói "dò bụng biển" thể hiện sự am hiểu sâu sắc về nghề nghiệp của ngư dân. Họ biết rõ từng vùng biển, từng loại cá, từ đó đưa ra chiến lược đánh bắt hiệu quả.

Khổ thơ cuối cùng là lời ca ngợi công sức lao động của người dân chài:

"Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng".

Công việc đánh bắt cá đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì của người dân chài. Họ phải thức khuya dậy sớm, lao động vất vả để mang về những mẻ cá đầy ắp. Hình ảnh "xoăn tay chùm cá nặng" thể hiện sức mạnh cơ bắp và tinh thần dũng mãnh của họ. Vảy cá lấp lánh dưới ánh bình minh, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, tràn đầy hy vọng.

Như vậy, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa thành công hình ảnh người dân chài khỏe khoắn, năng động, luôn lạc quan yêu đời. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ niềm tự hào, trân trọng đối với quê hương, đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
luong khanhha

4 giờ trước

Nguyễn Mạnh Thiên

Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Với bảy tập thơ lớn, thơ ông được xem là biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, con đường thơ ca cũng là con đường cách mạng. Thơ ông song hành với con đường cách mạng và phản ánh những chặng đường cách mạng quan trọng của dân tộc. Bài thơ Nhớ đồng là nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật con người, đồng bào đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày tháng bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế.

   Tháng 7 năm 1939 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà tù Thừa Thiên Huế. Tuy bị giam cầm trong tù ngục nhưng ông vẫn làm thơ. Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong hoàn cảnh đó và được trích trong tập thơ: Từ ấy trong phần xiềng xích. Đây là một bài thơ tiêu biểu của tập thơ Từ ấy.

   “Cô đơn thay là cảnh thân tù/ Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực..” đó là cảm giác rõ nhất khi Tố Hữu bị bắt, cách biệt với cuộc sống bên ngoài. Vì vậy một âm thanh, một tiếng động nào bên ngoài dội vào cũng gợi lên trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Không phải là tiếng chim tu hú khắc khoải gọi hè như trong bài thơ Khi con tu hú, mà là một tiếng hò quen thuộc của đồng quê:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

   Bài thơ gợi từ tiếng hò thân thuộc trở thành điệp khúc trở đi trở lại: Nỗi thương nhớ; nỗi hiu quạnh. Bằng cách lặp đi lặp lại 4 lần hình ảnh một tiếng hò nhà thơ đã nói lên được sự đồng cảm với tâm trạng cô đơn, cảm giác lạnh lẽo của người tù.

   Tiếng hò như một điểm nhấn gợi nhớ, khiến cho bao nhiêu hình ảnh quen thuộc của đồng quê hiện về:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng che mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

   Âm thanh tiếng hò gợi nhớ về quê hương. Thế giới bên ngoài là đồng quê, hình ảnh con người, mùi hương, màu sắc, âm thanh. Đó là những hình ảnh thân thuộc, da diết của quê hương, xứ sở. Trong xa cách, nỗi nhớ của nhà thơ dường như da diết hơn. Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.

   Nỗi nhớ đồng quê ấy còn là nỗi nhớ con người lao động – những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”:

Đâu những lưng cong xuống luống cày

Mà bùn hy vọng nức hương ngây

Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai?

   Đó là những người dân cày quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Đó người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

   Nhà thơ tiếp tục nỗi nhớ của mình với các hình ảnh: sương, lúa, tiếng xe lùa nước, giọng hò. Tất cả đều là hình ảnh, âm thanh thân thuộc của đồng quê. Và nhà thơ nhớ da diết những hình ảnh ấy. Từ nỗi nhớ ấy, nghĩ về cảnh tù đày của bản thân, một chút chạnh lòng chợt len lỏi trong tâm khảm nhà thơ cách mạng:

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Tất cả những gì quen thuộc nhất, thân thương nhất, nhưng giờ đây “đâu cả rồi“. Một câu hỏi lớn vang lên không lời đáp như là một nhát dao đâm vào lòng người tù, trở nên đau đớn, xót xa. Giờ đây, khi ở trong lao, mọi thứ đã cách biệt và trở nên xa xôi hơn bao giờ hết. Chao ôi thương nhớ, điệp khúc lặp lại hai lần trong câu thơ đã thể hiện nỗi nhớ da diết khôn nguôi của nhà thơ. Và trong nỗi nhớ thương ấy, hiện lên hình ảnh người mẹ già – người mà tác giả nhớ nhất trong nỗi nhớ của mình.

   Mạch thơ tiếp diễn với nỗi nhớ thương da diết, dâng trào. Khi người ta nhớ, người ta thương mà không được nhìn, không được ngắm, không được trở về để yêu thương thì càng khiến con người thêm day dứt, thêm cồn cào ruột gan. Và sau những thoáng buồn thương cho cảnh ngộ của mình trong tù, người chiến sĩ thiết tha yêu cuộc sống lại kiên trì – đấu tranh với những giây phút yếu mềm để vượt lên. Anh nhớ lại hình ảnh của chính mình của “những ngày xưa”, từ cái thời “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, “theo mãi vòng quanh quẩn” để có ngày đến với cách mạng, gặp gỡ lí tưởng cộng sản. Và thế là người tù lại khát khao tự do, thèm muốn được thoát khỏi lao tù để lại được dấn thân vào trường tranh đấu vì sự nghiệp cách mạng.

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say hương đồng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời

   Hình ảnh con chim sơn ca như là một biểu tượng cho ước muốn được tung bay trên bầu trời tự do bát ngát, được trở lại với hoạt động trong lòng dân, được trở về với cuộc sống con người tự do. Đây là tâm trạng vui nhất của người chiến sĩ trong tù.

   Diễn biến tâm trạng của tác giả trong bài thơ được thể hiện khá chân thực, trọn vẹn và liền mạch. Nỗi nhớ được đánh thức từ một “tiếng hò đưa hố não nùng“. Tiếng hò gợi dậy thế giới đồng quê bên ngoài từ cảnh sắc đến những dáng hình quen thuộc. Rồi nhớ về những ngày còn được thỏa sức hoạt động cho cách mạng, cuối cùng lại trở lại thực tại đau thương của cảnh nhà tù và khát vọng muốn được tự do, được cống hiến. Cả bài thơ thấm đượm nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi; khiến độc giả thêm cảm phục hình ảnh người chiến sĩ cách mạng – nhà thơ Tố Hữu.




Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved