Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
3 giờ trước
2 giờ trước
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".
Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.
Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
3 giờ trước
ミ★亗²Thời đi học, ai cũng có những kỷ niệm vui buồn khắc sâu trong tâm trí. Đối với tôi, có một kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi, không phải vì nó đẹp đẽ, mà vì nó là bài học lớn giúp tôi trưởng thành hơn. Đó là lần tôi bị bạn bè body shaming – một sự kiện đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn non nớt của tôi thời ấy.
Hồi đó, tôi là một đứa trẻ mập mạp, khá nhút nhát và ít giao tiếp với bạn bè. Một ngày nọ, trong giờ ra chơi, khi đang ngồi trong góc sân trường đọc sách, vài người bạn cùng lớp đến gần và bắt đầu trêu chọc tôi. Những câu nói như: "Sao mày béo thế? Chắc ăn cả phần người khác à?" hay "Nhìn mày đi, giống quả bóng tròn lăn được luôn!" vang lên trong tiếng cười giòn giã của họ.
Ban đầu, tôi chỉ cúi đầu, cố gắng phớt lờ và nghĩ rằng họ chỉ đùa vui. Nhưng càng ngày, những lời châm chọc ấy trở nên gay gắt hơn, khiến tôi cảm thấy tự ti về bản thân mình. Tôi bắt đầu soi gương mỗi ngày, thậm chí né tránh những bữa ăn ngon miệng mà mẹ chuẩn bị, chỉ vì sợ rằng cơ thể mình sẽ "xấu xí" hơn trong mắt mọi người.
Thời gian trôi qua, sự tổn thương dần biến thành sự giận dữ và buồn bã. Tôi quyết định tâm sự với mẹ. Thay vì an ủi đơn thuần, mẹ ôm tôi vào lòng và nói:
Những lời nói ấy như đánh thức tôi khỏi cơn mê tự ti. Tôi bắt đầu thay đổi, không phải vì muốn "được chấp nhận", mà để khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn. Tôi tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao của trường, rèn luyện sức khỏe và tìm thấy niềm vui trong các hoạt động lành mạnh.
Một ngày nọ, những người bạn từng trêu chọc tôi đến xin lỗi. Họ nói rằng họ không nhận ra lời nói của mình có thể gây tổn thương đến vậy. Tôi đã mỉm cười và tha thứ, vì tôi hiểu rằng ai cũng có lúc vô tâm. Quan trọng là chúng ta học được cách cảm thông và sửa sai.
Kỷ niệm đó đã dạy tôi một bài học quý giá: hãy yêu thương bản thân, đừng để những lời nói tiêu cực đánh gục mình. Đồng thời, tôi cũng học cách đối xử nhẹ nhàng, tôn trọng cảm xúc của người khác, bởi đôi khi một câu nói vu vơ cũng có thể để lại vết thương sâu sắc trong lòng ai đó.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
23/11/2024
Top thành viên trả lời