Apple_CdPMFuZrDAcThHGz35x2kOO0k2B3 Voltaire đã từng nói về cái thần kì của thơ : “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là tâm hồn cao cả và đa cảm”. Thật vậy, thơ đi sâu vào tâm hồn con người với những hu vọng và thất vọng, đau thương và hạnh phúc, hiện thực và ước mơ, tình yêu và khát vọng. Mỗi vần thơ tuy ngắn gọn nhưng có khả năng lay động mọi tâm hồn con người. Đặc trưng ấy của thơ ca ta có thể thấy rõ trong tác phẩm “Mạch nguồn đất mẹ ”. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp yên bình nơi làng quê, qua đó thấy được tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước.
Có người từng nói: “ Một nghệ sĩ đích thực như một bức tranh treo trên tường mà khi tháo nó ra vĩnh viễn để lại một khoảng trống ”. Nguyễn Thị Thu Hà – con người được giao phó kí thác hiện thực đã để lại dấu ấn tâm hồn và tài năng của mình trong lòng độc giả. Nhà thơ thuộc thế hệ các nhà Thơ Mới. Giữa những năm tháng phát triển của thời kì Thơ Mới, tác phẩm “Mạch nguồn đất mẹ” xuất hiện như một nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học. Tác phẩm tái hiện vẻ đẹp khung cảnh nơi làng quê thật bình yên, nhẹ nhàng. Qua đó, tác giả bộc lộ tình cảm và tâm hồn của mình.
“Thơ cần có hình cho ta thấy, cần có ý cho ta nghĩ và có tình để rung động trái tim”. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh cái “ giếng”, một thứ quen thuộc đã có ở đây bao đời nay, chẳng biết rõ xuất hiện như thế nào, chỉ biết theo thời gian dần qua, chiếc giếng vẫn ở đó, vẫn ở làng. Những năm tháng gắn bó với làng quê nơi đây, bậc đá cũng đã mòn dần đi, bụi cỏ thì ngày càng “lòa xòa” trên “bậc đá mòn”. Những cơn gió ngày ngày, nhè nhè thổi qua vui đùa cùng “cụm bèo ong” , dường như cơn gió thổi qua làm cho “cụm bèo ong” trở nên vui tươi hơn, nó “dập dềnh” đáp lại sự đùa nghịch của cơn gió. Tuy đã gắn bó lâu dài với làng quê nơi đây nhưng giếng vẫn trong, vẫn in bóng trời mây. Làng quê nơi đây dường như đã coi giếng là người bạn tự bao đời nay. Họ giữ gìn cho giếng sạch sẽ, coi trọng giếng còn giếng chứng kiến và giữ trong mình lịch sử nơi làng quê. Họ gắn bó với nhau như “tri kỉ” , giữ gìn lẫn nhau suốt bao đời. Viết về chiếc “giếng làng” , Hữu Thỉnh cũng từng viết:
“Giếng nước gốc đa nhớ người đi lính”
Giếng như một sự vật quen thuộc của người dân làng quê suốt bao đời nay, từ thời kì kháng chiến khó khăn đến lúc đất nước dành lại được hòa bình , giếng vẫn ở đó đồng hành cùng người dân. Các từ láy “lòa xòa”, “dập dềnh” cho ta thấy khung cảnh nơi đây đang có những chuyển động vô cùng nhẹ nhàng, êm ả, một bức tranh thiên nhiên nơi làng quê yên bình với chiếc giếng quen thuộc. Nhưng trước khi có được yên bình như ngày nay, giếng đã chứng kiến biết bao thăng trầm, cơ cực của con người nơi đây.
Giếng làng đã chứng kiến biết bao nỗi vất vả của người dân nơi đây, đặc biệt là người phụ nữ:
“Người phụ nữ chân trần gánh nước
Đòn gánh tre quằn trong cơ cực
Để mạch nguồn thổn thức dưới lòng khơi ”
Người phụ nữ “chân trần” bước trên những “bậc đá mòn” hai bên còn “lòa xòa” những bụi cỏ để đi lấy nước. Tuy không diễn tả trực tiếp nỗi vất vả của người phụ nữ nhưng qua hình ảnh đòn tre “quằn” , ta thấy được thùng nước nặng biết nhường nào. Hình ảnh đòn gánh tre “quằn trong cơ cực” là hình ảnh nhân hóa,tác giả lấy hình ảnh đòn tre để qua đó nói lên sự cơ cực, vất vả của người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữa không còn là đề tài xa lạ trong văn học Việt Nam, nó vừa được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ, vừa được bắt gặp trong các hình ảnh thơ, trong các hình ảnh văn chương. Như trong câu:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Ta thấy rõ hoàn cảnh, số phận của những người phụ nữ xưa, họ không được lựa chọn số phận của bản thân. Đến khi xã hội ngày càng phát triển hơn, người phụ nữ lại phải chịu cảnh một mình nuôi con, chờ chồng từ chiến trường trở về. Không một ngòi bút nào có thể diễn tả được hết những vất vả của người phụ nữ. Và rồi từ hình ảnh “đòn gánh tre”, tác giả muốn tái hiện lại hình ảnh người phụ nữa lúc bấy giờ. Để rồi nỗi vất vả ấy như được giếng làng nhìn thấy, cảm nhận được, mạch nguồn nơi đây cũng như cảm thông với hoàn cảnh của người phụ nữ, để rồi luôn “thổn thức” dưới lòng khơi. Từ “chân trần” kết hợp với biện pháp nghệ thuật nhân hóa “quằn”, “thổn thức” tác giả đã tái hiện nỗi vất vả, sự cơ cực của người phụ nữ, qua đó tác giả thể hiện sự xót thương với người phụ nữ.
Tuy qua bao đời, nhưng giếng vẫn giữ trong mình nét đẹp và giá trị riêng:
“ Giếng bao đời vẫn thế giếng ơi
Sau vòm đa xanh là khoảng trời lặng lẽ
Con bống xưa giỡn trăng vàng quẫy nhẹ
Những vòng trăng theo sóng nước lăn xa”
Câu thơ như lời tâm tình của người dành cho giếng. Qua bao nhiêu năm giếng vẫn chẳng hề đổi , vẫn đồng hành với mọi người, vẫn cho mọi người cảm giác quen thuộc nơi làng quê. Và sau vòm đa là khoảng trời lặng lẽ, dường như mọi thứ xung quanh cũng đang quan sát giếng làng hàng ngày và chẳng hề thấy nó thay đổi. Con cá bống vẫn “giỡn” cùng trăng, nó dùng đu