a. Đoạn tư liệu trên đề cập đến ba loại hình tôn giáo chính ở Đại Việt, đó là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.
- Thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo của nền văn minh Đại Việt bao gồm:
+ Tư tưởng yêu nước, thương dân: Phát triển theo hai xu hướng dân tộc và thân dân. Đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc. Gần dân, yêu dân; vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.
+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: Tiếp tục phát triển qua việc xây dựng lăng miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các vị tổ nghề, tạo nên tinh thần cởi mở, hòa đồng tôn giáo của người Việt.
+ Phật giáo: Phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý Trần. Dưới thời vua Lý Thánh Tông, thiền phái Thảo Đường được sáng lập. Sang thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời. Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
+ Đạo giáo: Phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến trong dân gian coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội.
+ Nho giáo: Dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử, góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ tri thức. Từ thế kỉ XV, Nho giáo giữ vị trí độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
b. Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương và chính sách nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Chính sách này bao gồm:
+ Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Tôn trọng và bảo vệ các hoạt động tôn giáo hợp pháp, đồng thời ngăn chặn các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật.
+ Khuyến khích sự đa dạng tôn giáo và tôn trọng quyền lợi của người theo các tín ngưỡng khác nhau.
+ Xây dựng môi trường tôn giáo lành mạnh, đảm bảo an ninh tôn giáo, phòng chống các hoạt động tôn giáo cực đoan, xâm phạm quyền lợi của người khác.