c1: Vương triều Gúp-ta được coi là thời kỳ hoàng kim của lịch sử Ấn Độ vì nó đánh dấu sự thống nhất lại miền Bắc Ấn Độ, mở ra một thời kỳ phát triển cao và đặc sắc của lịch sử Ấn Độ. Vương triều này do vua Gúp-ta lập, và có vai trò quan trọng trong việc tổ chức kháng cự, ngăn chặn sự xâm lấn từ các tộc ở Trung Á từ phía tây bắc. Đồng thời, Vương triều Gúp-ta cũng thống nhất miền Bắc Ấn Độ và tấn công chiếm cao nguyên Đê-can, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ. Vương triều Gúp-ta kéo dài qua 9 đời vua trong hơn 150 năm và vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc, tạo nên một thời kỳ hoàng kim của lịch sử Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII. Nét đặc sắc nổi bật của thời kỳ này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
c2: Giới thiệu về chùa Dâu (Bắc Ninh)
Quang cảnh chùa Dâu (Bắc Ninh)
- Chùa Dâu tọa lạc tại thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013). - Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Châu. Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.
- Chùa có bình đồ kiến trúc kiểu “nội Công ngoại Quốc”, gồm các hạng mục: tam quan, tiền thất (bái vọng đường), tháp Hoà Phong, Tam bảo, hậu đường, hai dãy hành lang và các công trình phụ trợ, như: nhà Mẫu và Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, hệ thống tường bao.
- Chùa Dâu in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào Việt Nam với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang bản sắc dân tộc.