Từ khoá Ý nghĩa :
- Đế chế: Một nước trong đó vua hay hoàng đế xâm lược và chiếm lãnh thổ các nước khác, tạo ra một lãnh thổ rộng lớn hơn.
- Viện nguyên lão: Một tổ chức chính trị ở La Mã cổ đại, gồm những quý tộc cao tuổi, uyên bác trong xã hội, tham gia vào bộ máy cai trị. Viện nguyên lão có vai trò tương đương như Thượng viện ở các nước phương Tây hiện nay.
- Ốc-ta-vi-út Xê-da: Hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã.
- Chữ La- tinh: Hệ thống chữ viết dùng bảng chữ cái, do người La Mã hoàn thiện từ hệ thống chữ của người Hi Lạp cổ đại. Hiện nay, chữ La-tinh được sử dụng rộng khắp trên thế giới.
- Đấu trường Cô-lô-dê: Công trình kiến trúc đồ sộ của cư dân La Mã cổ đại.
- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã vào năm 476.
- Sau khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc-man đã:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã, thành lập nhiều vương quốc mới, như: Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Tây Gốt,...
+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô La Mã, sau đó chia cho các quý tộc thị tộc người Giéc-man.
+ Phân phong tước vị cho những người có công.
- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
=> Như vây, xã hội phong kiến ở Tây Âu được hình thành.
Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI
Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
1.1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu :
Từ thế kỉ III , đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng . Các cuộc đấu tranh của nô lệ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém , xã hội ngày càng rối ren . Đến nửa cuối thế kỉ V , các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ , đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã ( 476 ) . Chế độ phong kiến từng bước được hình thành ở Tây Âu . Khi tràn vào lãnh thổ La Mã , người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã , thành lập nhiều vương quốc mới như : Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông , Vương quốc Phơ-răng , Vương quốc Tây Gốt , Vương quốc Đông Gốt , ... . Trong đó , Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục của Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ đã trở thành một đế quốc rộng lớn , tồn tại lâu dài và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời kì này . Quá trình phong kiến hoá diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới – lãnh chúa phong kiến và nông nô .
- Ở Hy Lạp:
+ Cư dân Hy Lạp cổ đại bao gồm bốn tộc người chính là Ê-ô-li-an, I.ô-ni.an, A-kê-an và Đô-ri-an, phân bố ở các vùng khác nhau
+ Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước mình là Hy Lạp. Họ có chung ngôn ngữ Hy Lạp cổ và tạo dựng nên nền văn minh Hy Lạp rực rỡ.
- Ở La Mã:
+ Ở Italia thời cổ đại có nhiều tộc người, như: người Li-gua, người I-ta-li-ôt và một nhánh người sống ở đồng bằng La-ti-um được gọi là người La-tinh.
+ Về sau, người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã.
Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu
- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào khủng hoảng.
- Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống, xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476).
- Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào La Mã:
+ Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô La Mã, đem chia cho các tướng lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
- Quá trình phong kiến diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành các giai cấp mới là: lãnh chúa phong kiến và nông nô:
+ Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận: quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới
+ Nông nô được hình thành từ bộ phận nô lệ được giải phóng và nông dân tự do bị mất ruộng đất.