25/12/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
25/12/2024
25/12/2024
Nguyễn Dương Cùng với hệ thống các chủ trương, chính sách, Việt Nam đã xây dựng các kịch bản về tác động của BĐKH tại các vùng khác nhau dựa trên cơ sở các số liệu khí tượng thủy văn và mực nước biển của Việt Nam. Qua đó, giúp Việt Nam xây dựng những kế hoạch, chiến lược thích ứng với BĐKH. Công tác cảnh báo, dự báo thiên tai, năng lực cán bộ và trang thiết bị cảnh báo giúp Việt Nam ứng phó với BĐKH được đầu tư đáng kể. Giai đoạn 2011-2016, Việt Nam đã nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 69 trạm khí tượng thủy văn, 353 điểm đo mưa, 22 điểm đo mặn và 7 đài khí tượng thủy văn tỉnh. Trong quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2030 sẽ đảm bảo xây dựng hệ thống quan trắc hiện đại, đạt trình độ hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn vận động tài trợ ngoài nước đã đầu tư cho rất nhiều dự án ứng phó với BĐKH của Việt Nam. Đó là các công trình, dự án đầu tư nâng cấp đê biển, đê sông, chống ngập và xâm nhập mặn… Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong các cấp chính quyền và người dân. Hàng loạt các phong trào được thực hiện thu hút đông đảo người dân tham gia hưởng ứng như: Phong trào, giảm thiểu rác thải nhựa, nói không với rác thải nhựa dùng một lần; tích cực tham gia phòng chống thiên tai, bão lũ. Thực tế cho thấy, hoạt động xây dựng cộng đồng ứng phó với thiên tai là một trong những biện pháp hiệu quả của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH. Thông qua mô hình này, Việt Nam vừa huy động được nguồn vốn xã hội, vừa huy động được sức mạnh và sáng kiến trong cộng đồng.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
3 giờ trước
Top thành viên trả lời