câu 1: Phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên là phong cách báo chí.
câu 2: Câu nói "Internet giống như miền Tây hoang dã vậy. Chẳng có luật lệ." muốn nhấn mạnh rằng Internetlà một môi trường ảo, nơi mọi người có thể ẩn danh và hành động mà không chịu trách nhiệm. Điều nàycó nghĩa là trên Internet, không có quy tắc rõ ràng và nghiêm ngặt như trong thế giới thực. Mọingười có thể dễ dàng vi phạm quyền riêng tư, đạo đức và pháp luật mà không sợ bị trừng phạt.
câu 3: Tác giả cho rằng "mọi cú nhấp chuột dù là vô thức đều được ghi lại và trở thành hàng hóa" bởivì:
- Các nhà cung cấp luôn muốn thu thập thông tin của khách hàng nhằm xây dựng cơ sở dữ liệuđể phát triển kinh doanh.
- Mọi hành vi của người dùng trên Internet đều được ghi lại và phân tích để tạo ra những quảng cáophù hợp với nhu cầu của mỗi người.
câu 4: . Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận; hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Bài viết không mắc lỗi diễn đạt, không sai chính tả,... . Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giải thích: Giáo dục Internet là quá trình tiếp nhận tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ đúng đắn về việc sử dụng Internet. Ý thức khai thác mặt tốt của Internet là khả năng lựa chọn, sử dụng những tiện ích phù hợp với mục đích học tập, giải trí lành mạnh. Tự bảo vệ mình là khả năng phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng Internet. * Bàn luận: - Thực trạng: + Hiện nay, Internet ngày càng phát triển, trở nên phổ biến và gần gũi hơn với con người. Nó mang đến rất nhiều lợi ích to lớn đối với mỗi cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung. Tuy nhiên, nếu thiếu đi sự định hướng đúng đắn, Internet sẽ dễ dàng trở thành công cụ hủy hoại tâm hồn, đạo đức, nhân cách của con người, đặc biệt là giới trẻ. + Trên thực tế, hiện tượng lộ lọt thông tin cá nhân, tình trạng nghiện game online, bạo lực mạng, tệ nạn xã hội núp bóng trò chơi điện tử, những video xấu độc tràn lan trên mạng,... đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần, thậm chí tính mạng của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên. - Nguyên nhân: + Do sự tò mò, hiếu kỳ, muốn khám phá thế giới ảo. + Do thiếu hiểu biết, chưa nắm rõ những tác hại khôn lường của Internet. + Do cha mẹ quản lí lỏng lẻo, buông thả con cái. + Do sự cám dỗ của những thú vui tiêu khiển trên mạng. + Do sự lơ là, thiếu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. - Giải pháp: + Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái. + Nhà trường cần tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa, chuyên đề về giáo dục Internet. + Xã hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, ý nghĩa cùng những tác hại tiềm ẩn của Internet. + Mỗi cá nhân cần tự giác trau dồi bản lĩnh chính trị vững vàng, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao khả năng sàng lọc thông tin. * Liên hệ bản thân