viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ trào phúng(thơ thói đời của trần tế xương)

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của baotram

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

01/01/2025

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trần Tế Xương là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có nhiều sáng tác đặc sắc. Bài thơ "Thói đời" là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu lên hiện tượng phổ biến trong xã hội:

"Bất nghĩa với cha mẹ, ăn ở bạc
Với vợ con, người ta lại rất hiền".

Hai câu thơ đối nhau, sử dụng phép liệt kê để làm rõ sự trái ngược giữa thái độ cư xử với cha mẹ và với vợ con. Những kẻ bất hiếu, bất nghĩa không quan tâm đến công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà lại rất chiều chuộng, cung phụng vợ con. Cách sống ấy khiến người đọc phải suy ngẫm về đạo đức con người.

Tác giả tiếp tục chỉ ra sự đối lập trong cách ứng xử của con người:

"Lòng những phụ tử như không có
Miệng thường nhân nghĩa nói cho vui".

Những kẻ bất hiếu vẫn luôn tỏ ra là người con hiếu thảo, miệng lúc nào cũng nói lời hay lẽ phải nhưng thực chất thì lại sống rất thờ ơ, vô cảm. Hai câu thơ cuối cùng đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm sâu cay của tác giả trước thói đời:

"Non xanh nước biếc cứ mặc kệ
Cọc nhọn đâm toạc trời kia đâu".

Dù núi cao, biển rộng, dù cọc nhọn có đâm toạc trời thì mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường. Câu thơ gợi ra tình trạng đảo lộn trắng đen, thật giả trong cuộc sống. Tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ để bày tỏ nỗi niềm trăn trở trước thói đời.

Bài thơ "Thói đời" đã phản ánh chân thực hiện tượng nghịch lí trong xã hội - những kẻ bất hiếu, bất nghĩa lại được coi trọng còn người có tấm lòng hiếu thảo lại bị ghẻ lạnh. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp ý nghĩa về đạo làm người.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Luân Hoàng

01/01/2025

baotram bạn tải app AI HAY về mà hỏi trên đấy nó trả lời hay hơn đó
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
MIna Hana

01/01/2025

Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ ông là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt).

Nhắc đến thơ trào phúng của Tú Xương thì phải nhắc đến bài thơ Thói đời – một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của thi sĩ này.

Thơ Tú Xương nặng về nhân tình thế thái, triết lý đạo làm người. Chủ đề này vốn dễ khô khan, nhưng ông đã vận dụng cách nghĩ, cách nói của nhân dân, giữ được tính sinh động thời sự của sự kiện, nên câu thơ đúc kết giáo lý mà vẫn gần gũi, giản dị.

Người bảo ông điên, ông chẳng điên,

Ông thương ông tiếc hoá ông phiền.

Kẻ yêu người ghét hay gì chữ,

Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền.

Ở bể ngậm ngùi cơn tới lạch,

Được voi tấp tểnh lại đòi tiên.

Khi cười khi khóc khi than thở,

Muốn bỏ văn chương học võ biền!

ì chữ,/Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền”. Vì nghèo mà ông đã phải sống bám vào người vợ tảo tần suốt trọn cuộc đời. Tất cả sự thật này nhà thơ Vị Xuyên đã không một mảy may che dấu. Thi sĩ đã quay cái nhìn vào chính mình, ông không ngừng tìm cách xác định con người ông trong cuộc đời.

Mặc dù, từ thế kỉ XIX, các văn nhân nho sĩ nước ta đã có nói đến cái tôi thay vì cái ta chung chung như trước, nhưng không ai nói nhiều và nói kĩ như Tú Xương.

Bằng thơ phú, nhà thơ đã tự họa một bức chân dung với đầy đủ các chi tiết. Tuy nhiên không phải nhà thơ chỉ mô tả phần ngoại diện, trái lại ông còn chiếu rọi “đôi mắt” vào tận các hang cùng, ngõ hẻm của tâm hồn mình. Có thể nói nhà thơ đã cố tìm một bút pháp hay một ngôn từ để diễn tả cho trọn vẹn, chính xác những gì ông nhận thấy khi trực diện với chính bản thân.

Ở bể ngậm ngùi cơn tới lạch,

Được voi tấp tểnh lại đòi tiên.

Tú Xương không hề tìm cách nói quanh co để giấu che bớt sự thật hay để văn chương hóa. Trái lại, nhà thơ đã phô bày không úp mở, gạn lọc, ông còn muốn tô đậm nét nữa là khác. Ta nên hiểu sự nói thật của ông là một trực tính tự nhiên và cũng là sự liêm khiết của kẻ hiểu biết.

Hơn nữa, ông lại chính là nạn nhân, là người trong cuộc đã gánh chịu bao nhiêu bất hạnh, trắc trở: nạn nhân của một bản chất nghệ sĩ ngông nghênh, nạn nhân của một buổi giao thời và trực tiếp, gần gũi nhất là nạn nhân của nghèo túng và hỏng thi. Vậy thì nói ra, dĩ nhiên là nói trong niềm tin sẽ được nghe, được thông cảm, cũng là cách làm cho vơi bớt đi những “ngổn ngang trăm mối trong lòng” đó.

Phải chăng thất bại có to lớn đấy, nỗi đớn đau có dằn vặt mình đấy, song nhà thơ vẫn còn yêu đời và còn ham sống nên ông can đảm bộc bạch tất cả cái gì riêng tư của mình mà không sợ ai cười chê hay mai mỉa. Ông đã tự khách quan hóa chính mình để mà “tự trào”, tự cười mình.

Khi cười khi khóc khi than thở,

Muốn bỏ văn chương học võ biền!

Gia thế càng xuống dốc, càng quẫn bách thì khoa cử lại như toa rập để đẩy ông vào bước đường cùng. Công danh, sự nghiệp, nhân phẩm, tất cả thảy đều phải đi qua cổng trường thi. Nhưng khoa cử phụ bạc thì mọi công trình xây dựng cho chính bản thân cũng như xã hội đều tiêu tan.

Chính vì nền giáo dục theo lề thói phong kiến lạc hậu, quá khe khắt đã bóp nghẹt và bóp chết đi biết bao nhân tài, biết bao kẻ giàu thiện chí. Hơn nữa, nền giáo dục khuôn mẫu, từ chương đó cũng chẳng tạo ra được những người có sáng kiến kinh doanh, thực nghiệm và thực dụng.

Và nhà thơ, người đã đón nhận từ thất bại này đến thất bại khác, hầu như cứ mỗi lần đi thi là mỗi lần ông hỏng thi, hơn ai hết, ông đã thấm thía trọn nghĩa của sự đớn đau, cay đắng, chua chát, tủi hổ đến mức thốt lên rằng “Muốn bỏ văn chương học võ biền!”

Nhìn chung, Thói đời là một bài thơ mang tính chất đả kích, phê phán xã hội đương thời lúc bấy giờ, chính xã hội đó đã đẩy ông và gia đình vào cảnh lầm than, đói nghèo, bị người đời khinh rẻ. Có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất của Tú Xương.

đây nha

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved