câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự bình yên và trù phú của dòng sông Đuống: "cát trắng phẳng lì", "sông đuống trôi đi một dòng lấp lánh", "xanh xanh bãi mía bờ dâu ngô khoai biêng biếc".
câu 2: Mạch cảm xúc của tác giả: từ nỗi nhớ da diết, tha thiết đến niềm tự hào và sự đau đớn khi chứng kiến cảnh quê hương bị tàn phá.
câu 3: Câu thơ "Sao xót xa như rụng bàn tay" sử dụng biện pháp tu từ so sánh ngang bằng. Tác giả đã so sánh nỗi đau, sự mất mát với cảm giác "rụng bàn tay". Hình ảnh "rụng bàn tay" là một hình ảnh ẩn dụ, thể hiện sự mất mát, tổn thương sâu sắc đến mức không thể bù đắp được. Sự so sánh này tạo nên một cảm giác mạnh mẽ, khiến người đọc cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của tác giả khi chứng kiến quê hương bị tàn phá bởi chiến tranh. Biện pháp tu từ so sánh giúp cho câu thơ trở nên sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm, đồng thời tăng cường hiệu quả biểu đạt, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát mà tác giả muốn truyền tải.
câu 4: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta có thể thấy được rằng chính những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vẫn luôn được giữ gìn và phát huy. Và đặc biệt hơn nữa đó chính là tình yêu quê hương đất nước cũng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả sáng tác ra các tác phẩm văn học. Tình yêu quê hương đất nước dường như cũng đã được hiểu theo nghĩa hẹp đó chính là tình cảm yêu mến dành cho nơi chôn rau cắt rốn của mình. Còn nếu như mà xét theo nghĩa rộng thì nó lại chính là tình yêu Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. Thực sự ta như nhận thấy được tình yêu quê hương đất nước không phải tự nhiên mà có, nó xuất phát từ đời sống hàng ngày, từ ý thức, lý tưởng đúng đắn của mỗi người. Ta như nhận thấy được chính với những con người biết yêu gia đình, bạn bè, yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp quê hương hay lớn lao hơn đó chính là yêu người, yêu đất nước. Những điều tưởng chừng như đơn giản ấy lại là nền tảng để xây dựng một xã hội hạnh phúc, một đất nước giàu mạnh. Thế rồi ta như nhận thấy được chính tình yêu quê hương, đất nước còn được biểu hiện ở những hành động thiết thực cụ thể. Đó chính là ý thức học tập để sau này trở về góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Đặc biệt hơn đó chính là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập. Có thể nhận thấy được chính những hành động đó tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở ý chí, nghị lực, niềm tin vào tương lai tươi sáng của những người con đất Việt. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi ta như nhận thấy được ngay trong thời bình thì một số người lại quên đi cội nguồn của mình. Họ đi đâu? Làm gì cũng "hả hê", "sung sướng". Phải chăng họ đã vô tình hoặc cố ý phản bội quá khứ, phản bội truyền thống dân tộc. Thật đáng buồn hơn nữa đó chính là những thanh niên lành lặn nhưng lại không chịu khó lao động, chỉ biết ăn chơi hưởng thụ. Đáng nói hơn nữa đó chính là họ lại còn có lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mà không cần biết đến mọi người xung quanh đang nghĩ gì và cần gì. Tất cả những hành vi trên đều đáng phê phán vì họ đã đi ngược lại với đạo đức, trái với lương tâm, bỏ mặc những lời khuyên nhủ chân thành của cha mẹ, ông bà. Tóm lại, tình yêu quê hương, đất nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của một con người. Mỗi chúng ta hãy ghi nhớ câu nói "Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người" của nhà thơ Đỗ Trung Quân.