I. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm và thể loại của tác phẩm (Truyền kỳ mạn lục)
II. Thân bài:
1. Giới thiệu về Chuyện người con gái Nam Xương
- Tác giả Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, ông là học trò ưu tú của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông để lại một tập văn xuôi viết bằng chữ Hán gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Tập truyện có nhan đề Truyền kì mạn lục (Sao chép tản mạn những câu chuyện lạ). Hầu hết các truyện trong Truyền kì mạn lục diễn ra dưới thời Lý, Trần, Hồ hoặc Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc.
- Truyện Người con gái Nam Xương rút trong tập Truyền kì mạn lục, được viết trước năm 1547, tác phẩm được đánh giá là "thiên cổ kì bút" - "áng văn hay ngàn đời".
2. Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm
Chuyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, chồng nàng là Trương Sinh, con nhà giàu nhưng ít học, tính tình lại hay ghen tuông. Biết tính chồng, nên trong suốt quãng thời gian chung sống, nàng luôn giữ gìn khuôn phép để vợ chồng không xảy ra bất hòa. Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con, chăm sóc mẹ già luôn. Nhưng vì nhớ thương chồng nơi chinh chiến, nàng chỉ ngón tay vào chiếc bóng trên tường và nói với con đó là cha. Khi giặc tan, Trương Sinh trở về, nghi ngờ vợ mình thất tiết và đuổi đánh nàng, khiến nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sự ân hận của Trương Sinh quá muộn màng. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương gặp được Phan Lang, người cùng làng nên nhờ gửi cho chồng chiếc hoa vàng và lời nhắn. Trương Sinh ân hận lập đàn giải oan cho vợ ở bến Hoàng Giang. Tuy nhiên Vũ Nương không trở về nữa mà ở lại chốn thủy cung làm vợ vua Thủy Tề.
3. Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm
a. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm
- Đề cao vẻ đẹp cả ngoại hình lẫn phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là hình ảnh của một người vợ hiền thục, một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ đảm đang hết lòng vì chồng, vì con.
- Phản ánh chân thực số phận đầy bi kịch, đáng thương của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương. Họ là nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ.
b. Những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo đặc biệt chi tiết chiếc bóng, góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và giải quyết mọi nút thắt.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, mỗi nhân vật đều có tính cách riêng được bộc lộ thông qua ngôn ngữ, hành động.
- Kết hợp khéo léo các yếu tố tự sự và trữ tình, tạo nên sự đa chiều của câu chuyện.
III. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm