18/02/2025
18/02/2025
18/02/2025
Quỳnh NhưCâu 14. Ngày địa cực và đêm địa cực là gì? Hiện tượng này có ở đâu trên Trái Đất? Tại sao có ngày địa cực và đêm địa cực?
Hướng dẫn:
- Ngày địa cực là hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ. Đêm địa cực là hiện tượng đêm dài suốt 24 giờ.
- Các hiện tượng này xảy ra từ vòng cực về phía cực. Từ vòng cực về cực, thời gian được chiếu sáng hoặc khuất trong bóng tối dài bằng 1 ngày (vào ngày 22/6 ở vòng cực Bắc và 22/12 ở vòng cực Nam) trở lên đến 6 tháng (ở cực); đó là khoảng thời gian có hiện tượng ngày (hoặc đêm) địa cực.
- Ngày 22/6, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, BCB ngã về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối nằm ở phía sau cực Bắc và trước vòng cực Nam. Tại vòng cực Bắc có 1 ngày toàn ngày, tại vòng cực Nam có 1 ngày toàn đêm. Đường phân chia sáng tối dịch chuyển từ phía sau vòng cực Bắc (ngày 22/6) đến phía trước vòng cực Bắc (22/12) trong khoảng thời gian 6 tháng. Trong thời gian đó, các địa điểm theo vĩ độ từ vòng cực Bắc về cực Bắc tăng dần số ngày toàn ngày, tại cực Bắc kéo dài 6 tháng. Từ vòng cực Nam đến cực Nam, ngược lại.
- Ngày 22/12, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam, BCN ngã về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối nằm ở phía trước vòng cực Bắc và sau vòng cực Nam. Tại vòng cực Nam có 1 ngày toàn ngày, tại vòng cực Bắc có 1 ngày toàn đêm. Đường phân chia sáng tối dịch chuyển từ phía sau vòng cực Nam (ngày 22/12) đến phía trước vòng cực Nam (22/6) trong khoảng thời gian 6 tháng. Trong thời gian đó, các địa điểm theo vĩ độ từ vòng cực Nam về cực Nam tăng dần số ngày toàn ngày, tại cực Nam kéo dài 6 tháng. Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc, ngược lại.
Câu 15. Tại sao ở BCB số ngày dài 24 giờ và số đêm dài 24 giờ (ngày địa cực và đêm địa cực) không bằng nhau?
Hướng dẫn:
- Ở BCB có số ngày dài 24 giờ (ngày địa cực) là 186 ngày, số đêm dài 24 giờ (đêm địa cực) là 179 ngày.
- Ngày địa cực chỉ có ở mùa hạ, đêm địa cực chỉ có ở mùa đông. Số ngày địa cực và đêm địa cực khác nhau do độ dài mùa hạ và mùa đông ở Bắc nám cầu khác nhau.
- Mùa hạ ở BCB (từ ngày 21/3 đến ngày 23/9): Trái Đất chuyển động trên trên phần quỹ đạo ở xa Mặt Trời (có chứa điểm viễn nhật) lực hút nhỏ hơn, vận tốc chuyển động trên quỹ đạo nhỏ (29,3 km/s), thời gian chuyển động dài hơn, nên BCB có số ngày dài 24 giờ là 186 ngày.
- Mùa đông ở BCB (từ ngày 23/9 đến ngày 21/3): Trái Đất chuyển động trên trên phần quỹ đạo ở gần Mặt Trời (có chứa điểm cận nhật) lực hút lớn hơn, vận tốc chuyển động trên quỹ đạo lớn (30,3 km/s), thời gian chuyển động ngắn hơn, nên BCB có số đêm dài 24 giờ là 179 ngày.
Câu 16. Tại sao ở các miền địa cực (lạnh khô) và hoang mạc, bán hoang mạc có phong hóa lí học thể hiện rõ nhất; còn các miền nhiệt đới ẩm, cận xích đạo, phong hóa hóa học lại diễn ra mạnh hơn?
Hướng dẫn:
- Ở hoang mạc, bán hoang mạc (khí hậu khô):
+ Dao động của nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm tương đối lớn làm cho phong hóa diễn ra mạnh. Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ hạ xuống; các lớp đá ở những độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau, do đó bị giãn nở khác nhau, khiến cho liên kết giữa các lớp đá bị phá hủy dần rồi bị vở ra thành nhiều mảnh vụn.
+ Do bốc hơi rất mạnh nên luôn xảy ra sự vận chuyển nước mao dẫn lên bề mặt đất. Trên đường di chuyển, nước mao dẫn có thể hòa tan các loại muối khoáng và khi nước bốc hơi, muối khoáng sẽ đọng lại. Trong suốt quá trình muối khoáng kết tinh thành mao dẫn cũng phải chịu áp lực lớn, khiến cho bề mặt nham thạch bị rạn nứt và vỡ vụn.
- Ở các miền địa cực (lạnh khô): phong hóa do nước đóng băng. Trong đá có nhiều lỗ hỏng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước. Nhiệt độ hạ thấp tới 0oC, nước trong khe nứt hóa băng, đồng thời thể tích của nó tăng lên, do đó tác động lên thành khe nứt những áp lực rất lớn. Vì vậy, sau mỗi lần nước trong khe nứt hóa băng, bản thân khe nứt giãn thêm một ít. Nếu hiện tượng hóa băng-tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vở thành những tản và mảnh vụn.
- Ở miền nhiệt đới ẩm, cận xích đạo (khí hậu nóng ẩm): phong hóa hóa học diễn ra mạnh. Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy đá kèm theo sự biến đổi thành phần hóa học của đá và khoáng vật. Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là hoạt động hóa học của nước, của một số hợp phần không khí như oxi, khí cacbonic và tác dụng hóa sinh của sinh vật.
- Sở dĩ nước tự nhiên có khả năng hoạt động hóa học là vì nó có một bộ phận phân li thành các ion H+ và OH-, đặc biệt khi trong nước có CO2 hòa tan thì khả năng hoạt động hóa học của nó càng rõ rệt Khi nhiệt độ tăng trong chừng mực thích hợp, khả năng hoạt động hóa học của nước cũng tăng lên. Do đó, tại các vùng nóng ẩm, tác dụng phong hóa của nước thể hiện mạnh hơn; còn ở các vùng khí hậu lạnh, khả năng ấy kém dần; khi nhiệt độ hạ xuống dưới 0oC thì hầu như không còn nữa.
Câu 17. Các nhân tố ngoại lực đã có tác động như thế nào đến địa hình trên bề mặt Trái Đất?
Hướng dẫn:
- Tác động của nước trên bề mặt địa hình: Thể hiện ở cả ba quá trình: xâm thực, vận chuyển vật liệu xâm thực và bồi tụ tạo thành địa hình dòng chảy.
+ Xâm thực: Do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh, tạo thành các dạng địa hình như: khe rảnh, thung lũng sông…
+ Vận chuyển: Quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này sang nơi khác .
+ Bồi tụ: Quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy (còn gọi là quá trình lắng đọng vật chất, quá trình trầm tích), tao thành các dạng địa hình: bãi bồi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu…
- Trong hoạt động dòng chảy cũng bao giờ cũng tồn tại hai quá trình đối ngược nhau là quá trình xâm thực và quá trình bồi tụ . Tùy theo tương quan giữa hai quá trình này mà địa hình do dòng chảy tạo thành có thể khác nhau rỏ rệt:
+ Khi quá trình xâm thực, bào mòn chiếm ưu thế, địa hình chủ yếu mang dấu vết bào mòn.
+ Khi quá trình tích tụ phát triển như ở các vùng đồng bằng cửa sông địa hình chủ yếu sẽ mang sắc thái bồi tụ .
- Tác động của gió:
+ Gió tạo thành các dạng địa hình mài mòn, thổi mòn, gọi là địa hình xâm thực do gió . Ví dụ: Hố trũng thổi mòn, bề mặt cát tổ ong, khối đá xót hình nấm …
+ Gió cũng tạo nên các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát ở bờ biển.
- Tác động của băng hà: Khi di chuyển, băng hà mang theo những vật liệu vụn (đá, cát, sỏi…) gọi là băng tích di động . Khi băng hà tan, xảy ra hiện tượng trầm lắng băng tích, tạo nên một lớp phủ băng tích, chổ thì bằng phẵng, chỗ thì lượn sóng lồi lõm. Các địa hình băng hà có thể kể đến như đồng bằng băng hà, hồ băng hà, phi-o…
- Sóng:
+ Đập vào bờ biển, tạo nền các dạng địa hình mài mòn ở bờ biển như: hàm ếch sóng vỗ, vách biển, nền mài mòn…
+ Vận chuyển vật liệu và bồi tụ tạo thành các dạng địa hình bồi tụ như bãi biển, thềm bồi tụ, doi đất, cồn ngầm dưới nước biển…
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
10/07/2025
Top thành viên trả lời