10/03/2025
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
10/03/2025
10/03/2025
Khu SQTG là nơi có độ che phủ rừng cao nhất tỉnh Nghệ An, có ĐDSH cao với sự đa dạng và phong phú về các loài, hệ sinh thái và nguồn gien. Hành lang xanh tự nhiên nối kết 3 vùng lõi là: VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt, tạo nên sự liên tục về sinh cảnh và duy trì hiệu quả bảo tồn ĐDSH thông qua việc giảm tối đa sự chia cắt môi trường sống do các hoạt động kinh tế của con người.
Các sinh cảnh sống ở Khu SQTG miền TNA rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác dẫn tới sự đa dạng của hệ sinh thái gồm các hệ sinh thái rừng, các hệ sinh thái nước ngọt như sông ngòi, lòng hồ… Hệ sinh thái rừng của đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, gồm: Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa trên núi đá vôi, rừng hỗn giao gỗ nứa, rừng tre nứa, trảng cây bụi và trảng cỏ; và rừng trồng.
Các hệ sinh thái đại diện cho Khu DTSQ hiện diện chủ yếu trong 3 vùng lõi: VQG Pù Mát, khu BTTN Pù Huống và khu BTTN Pù Hoạt. Ba (03) vùng lõi là nơi tập trung cao nhất của ĐDSH:
VQG Pù Mát có tỉ lệ che phủ trên 80% diện tích. Sự phân bố của lớp phủ thực vật như sau: 62% là rừng nguyên sinh (gần như chưa bị tác động), 30 % là rừng có tán che chở đã bị tác động, 3% là rừng tái sinh bị tác động nghiêm trọng, 1% là đất canh tác. Diện tích còn lại là thực vật hỗn giao cây bụi ven sông, đá và đất trống.
Khu BTTN Pù Huống và Pù Hoạt có rừng núi đất, núi đá với nhiều loài động thực vật có giá trị bảo tồn mang tính toàn cầu. Sự đa dạng về sinh cảnh là yếu tố quan trọng tạo nên tính ĐDSH cao của khu hệ động thực vật rừng của khu bảo tồn.
Đa dạng sinh học của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào. Trong khu vực có khoảng 3.961 loài, trong đó có khoảng 3.019 loài thực vật có mạch; có 942 loài động vật có xương sống lớn nhỏ đã được ghi nhận (Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, 2015), trong đó động vật nguy cấp, quý hiếm có 25 loài thuộc Sách đỏ Việt Nam 2007; 23 loài Sách Đỏ IUCN 2013; 25 loài CITES 2006 một số loài như: sao la, hổ, thỏ vằn Trường Sơn, công… Thực vật nguy cấp, quý hiếm có 9 loài thuộc Sách đỏ Việt Nam 2007; 9 loài Sách Đỏ IUCN 2013; 3 loài CITES 2006 một số loài như Thông đỏ, Sao Hải nam, Trắc, Nghiến…. (Chi tiết tại phụ lục 1).
Từ năm 2015 đến 2017, các nghiên cứu tại Khu DTSQ đã phát hiện và bổ sung 5 loài thực vật thuộc họ Gừng cho hệ thực vật Việt Nam (Đài et al., 2017). Đó là các loài:
- Ét linh Vân Nam Etlingera yunnanensis (T. L. Wu & S. J. Chen) R. M. Smith (Đài et al., 2015)
- Gừng lá sáng bóng Zingiber nittens M.F. Newman (Hung et al., 2017)
- Riềng nhiều hoa Alpinia polyantha D. Fang (Hương et al., 2015)
- Gừng tím Zingiber ottensii Valeton (Sâm et al., 2016)
- Gừng quả trần Zingiber nudicarpum D. Feng (Sâm et al., 2017)
Đặc biệt, có hai loài động vật lần đầu tiên công bố trên thế giới, được phát hiện ở Khu DTSQ. Đó là:
- Cóc mày Pù Hoạt Leptolalax puhoatensis, được công bố trên tạp chí phân loại động vật - Zootaxa (số 4273, tháng 6/2017) (Rowley et al., 2017). Tên khoa học của loài này được đặt theo địa điểm thu mẫu tại Khu BTTN Pù Hoạt.
- Ếch sừng châu Á Megophrys latidactyla, được tìm thấy tại Vườn quốc gia Pù Mát và công bố trên tạp chí của Nga về lưỡng cư và bò sát - Russian Journal of Herpetology (Số 2, tháng 09/2015 (Orlov et al., 2015).
Dịch vụ hệ sinh thái của Khu dự trữ Sinh quyển miền Tây Nghệ An có đầy đủ bốn loại: dịch vụ hỗ trợ (chu kỳ dinh dưỡng, ĐDSH), dịch vụ cung cấp (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, nước,…), dịch vụ điều hòa (điều hòa nguồn nước, chất lượng không khí), dịch vụ văn hóa (cung cấp cảnh quan tươi đẹp, không gian văn hóa)
Cho đến năm 2017, sau 10 năm hoạt động, Khu SQTG miền Tây Nghệ An vẫn đảm bảo được tính ĐDSH cao với sự đa dạng về loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Diện tích rừng tự nhiên trong các vùng lõi được bảo vệ nguyên trạng. Hệ sinh thái rừng trồng được cải thiện đáng kể với việc nhiều diện tích đồi núi trọc trước đây đã được phủ xanh.
Đánh giá chung là so với hồ sơ đề cử năm 2007 thì đến nay, Khu SQTG miền Tây Nghệ An vẫn đảm bảo tính đa dạng sinh học cao với sự đa dạng về loài, đa dạng hệ sinh thái và đa dạng nguồn gen.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
02/05/2025
Top thành viên trả lời