nêu những ẩm thực của việt nam và nét đặc chưng của chúng

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của mèo đang buồn xin hãy giúp

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

15/03/2025

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với nhiều món ăn đặc trưng nổi tiếng từ Bắc chí Nam. Dưới đây là một số món ăn tiêu biểu và nét đặc trưng của chúng: 1. **Phở**: Là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam, phở thường được làm từ bánh phở (mì gạo) và nước dùng từ xương, thịt bò hoặc gà. Nét đặc trưng của phở là sự kết hợp hương vị thơm ngon, thanh đạm từ gia vị như quế, hồi và ngò gai. 2. **Bánh mì**: Bánh mì Việt Nam là một loại bánh sandwich với phần nhân đa dạng, thường gồm thịt nướng, chả lụa, rau sống và các loại nước chấm. Đặc điểm nổi bật của bánh mì là sự kết hợp giữa hương vị và hình thức đa dạng, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. 3. **Gỏi cuốn**: Là món ăn tươi ngon, được làm từ bánh tráng cuốn với tôm, thịt, rau sống và bún. Nét đặc trưng của gỏi cuốn là sự tươi mát, hòa quyện giữa các nguyên liệu và thường được ăn kèm với nước chấm ngon miệng. 4. **Bún chả**: Là món ăn phổ biến ở Hà Nội, bao gồm bún (mì gạo) ăn kèm với thịt chả nướng và nước mắm chua ngọt. Đặc trưng của bún chả là sự hòa quyện giữa vị ngọt của thịt nướng và độ chua ngọt của nước chấm. 5. **Cao lầu**: Là món đặc sản của Hội An, cao lầu bao gồm mì, thịt heo, rau sống và nước dùng. Đặc trưng của món ăn này là sợi mì phải được chế biến từ gạo đặc biệt và nước giếng ở Hội An, tạo nên hương vị độc đáo. 6. **Mắm tôm**: Là loại nước chấm phổ biến ở miền Bắc, được làm từ tôm lên men. Đặc trưng của mắm tôm là hương vị mạnh mẽ và đậm đà, thường dùng kèm với các món ăn như bún đậu mắm tôm. Ngoài ra, ẩm thực Việt Nam còn nổi bật với những đặc trưng như: - **Tính hòa đồng và đa dạng**: Ẩm thực Việt Nam có sự kết hợp giữa nhiều loại nguyên liệu, gia vị, mang đến sự phong phú cho các món ăn. - **Tính ít mỡ và ngon lành**: Món ăn Việt Nam thường ít béo và chú trọng vào hương vị tự nhiên của nguyên liệu. - **Tính cộng đồng**: Các bữa ăn thường được dùng chung và mang tính tập thể, thể hiện sự gắn kết trong gia đình và cộng đồng. - **Sự hiếu khách**: Người Việt rất coi trọng sự tiếp đón khách, thể hiện qua việc chuẩn bị món ăn ngon miệng. Ẩm thực Việt Nam không chỉ ngon mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và truyền thống, phản ánh lối sống của người dân nơi đây.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,...

Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,... thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan, tiệc nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có rất ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.

Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật...).

Trong thực tế, nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam có sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ dưỡng, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng phai nhòa trong thời hội nhập.

- Tính hoà đồng hay đa dạng

Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từ các dân tộc khác của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

- Tính ít mỡ.

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ (khá ít món ăn nấu ngập dầu), không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.

- Tính đậm đà hương vị.

Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.

- Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị.

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…

- Tính ngon và lành.

Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…

- Dùng đũa.

Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rất thú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Kèm với đó thì gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…

- Tính cộng đồng hay tính tập thể.

Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.

- Tính hiếu khách.

Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

- Tính dọn thành mâm.

Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi