26/03/2025
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
26/03/2025
Anh Trương
26/03/2025
26/03/2025
Anh Trương Thạch Lam đã từng viết: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”. Cái đẹp hiện rõ giữa cuộc đời thì ai cũng có thể cảm nhận được vậy nên nhà văn phải là người không ngừng tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở những đối tượng, ở nơi tưởng chừng như không thể tồn tại cái đẹp để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện và đóng góp cho văn học những giá trị mới. Và nhà văn Nguyễn Thành Long đã làm được điều đó thông qua tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa". Khi lật mở từng trang văn của tác phẩm, người đọc không chỉ ngây ngất trong chất men say lãng mạn của thiên nhiên Sa Pa hùng vĩ, nên thơ, mà còn phải thán phục trước vẻ đẹp của những con người lao động lặng lẽ và âm thầm cống hiến cho đất nước.
"Lặng lẽ Sa Pa" được tác giả Nguyễn Thành Long sáng tác vào năm 1970, trong chuyến đi thực tế đến mảnh đất này, in trong tập "Giữa trong xanh". "Lặng lẽ Sa Pa" kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe nghỉ. Ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên núi. Anh bộc bạch với họ về công việc, về cuộc sống, về những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh. Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Sau ba mươi phút ngồi trò chuyện, ba người chia tay nhau trong tình cảm quyến luyến, xúc động.
Chính nhan đề của tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên Sa Pa đầy thơ mộng và yên bình. Hơn cà một bức tranh thiên nhiên, ẩn sâu trong đó còn là hình ảnh những con người vùng núi Tây Bắc đang "lặng lẽ" cống hiến sức mình cho đất nước. Các nhân vật không có tên riêng mà được gọi tên theo nghề nghiệp, ý tác giả muốn nói đến nhiều người với nhiều ngành nghề khác nhau ở Sa Pa, nhưng điểm chung là họ đều ra sức lao động cống hiến sức mình, hi sinh thầm lặng để xây dựng quê hương đất nước. Họ làm việc với thái độ vô tư, có trách nhiệm với công việc của mình mà không hề đòi hỏi bất cứ một quyền lợi nào cho bản thân. Tác phẩm đã khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của những con người bình thường nhưng vẫn miệt mài lao động, lặng lẽ cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc nơi núi rừng Tây Bắc.
Sa Pa hiện lên trong mắt bạn đọc với ngôn ngữ điêu luyện đã trở thành một bức tranh thiên nhiên đẹp, sống động, và đầy chất thơ. Qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long, thiên nhiên nơi đây đi vào truyện của ông với một cái nhìn dịu dàng, trong trẻo làm con người ta không khỏi bâng khuâng, xao xuyến. Theo bước chân của nhà văn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước bầu trời xanh bao la. Mây ở đây hiện ra mang một vẻ đẹp kì thú: "mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe làm cho không gian ở đây trở nên mát lạnh, mờ ảo". Nắng ở Sa Pa cũng thật đẹp: "nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn". Những con đèo khi được nắng chiếu sáng cũng trở nên đẹp lạ thường: "nắng đã mạ bạc cả con đường đèo. Hoa ở Sa Pa thì muôn màu rực rỡ. Dưới lăng kính quan sát tinh tế của nhà văn, phong cảnh Sa Pa thật đẹp biết nhường nào. Sa Pa như một bức tranh vừa hoang sơ, lặng lẽ, thơ mộng, vừa hùng vĩ, kì ảo. Bút pháp lãng mạn kết hợp với vẻ đẹp của ngôn từ đã dệt lên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt.
Không chỉ đẹp vì thiên nhiên mà Sa Pa còn đẹp thêm biết bao với những con người chăm chỉ làm việc, quên mình vì đất nước. Những nhân vật trong câu chuyện trên đều là những người có vẻ đẹp cao cả, vĩ đại. Họ là những người có lý tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng cống hiến hết sức mình cho công việc. Anh thanh niên là nhân vật chính nhưng không xuất hiện với một cách trực tiếp mà xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe với ông họa sĩ và cô kỹ sư nông nghiệp khi họ nghỉ ngơi trên dọc đường. Anh hiện lên vô cùng tự nhiên, chân thực, khách quan qua cái nhìn nhận và đánh giá của nhân vật khác. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và ông họa sĩ tuy ngắn ngủi nhưng người đọc đủ cảm nhận sâu sắc hoàn cảnh sống, làm việc và những phẩm chất tốt đẹp của anh. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Thế nhưng anh không hề cảm thấy buồn tẻ, chán nản mà rất hạnh phúc “khi có công việc là đôi". Chính những suy nghĩ và thái độ sống tích cực đã giúp anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình. Mặc dù “Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn vặn to đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới…” nhưng anh thanh niên vẫn luôn kiên cường bám trụ và hết mình với công việc. Anh thanh niên còn là người nồng hậu và mến khách. Thời gian đầu khi tiếp nhận công việc trên đỉnh Yên Sơn bốn bề chỉ có “cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, anh đã không ít lần “kiếm kế dừng xe” để thỏa mãn sự “thèm người” của mình. Trong khi giao tiếp, anh cũng thể hiện tình cảm quý trọng của mình với mọi người. Anh đã tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe bị ốm, trao làn trứng cho ông họa sĩ già. Cũng giống như anh, cô kĩ sư cũng là một người yêu nghề. Cô là kĩ sư trẻ mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công tác ở Lai Châu. Một người con gái trẻ mà lên làm công tác ở vùng cao ít người như vậy, hỏi mấy ai được như cô?
Thông qua lời kể của anh thanh niên, ta còn thấy một ông kĩ sư vườn rau cần cù, say mê, chăm chỉ làm việc, ngày ngày quan sát cách lấy mật của ong, cách ong thụ phấn để tìm cách tăng năng suất cây trồng. Còn anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét thì mười một năm không xa rời cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợi sét để lập bản đồ sét Việt Nam mặc cho tuổi xuân trôi đi, quên cả hạnh phúc của mình. Tất cả những con người ấy đều chăm chỉ lao động, có tinh thần trách nhiệm với sự phát triển của đất nước.
Nguyễn Thành Long viết nên tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" để nói về khát vọng được cống hiến sức mình cho đất nước của những người lao động nhỏ bé. Khát vọng cống hiến ấy cũng chính là sự gặp gỡ với thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Thanh Hải đã gửi gắm vào những vần thơ của mình khát vọng cống hiến, mong muốn được góp sức lực nhỏ bé của mình cho mùa xuân lớn của đất nước. Tác giả chọn cho mình cách cống hiến thầm lặng nhưng nó sẽ tô điểm thêm cho sắc xuân của đất nước. Mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời của Thanh Hải và những người đang âm thầm cống hiến cho đất nước của "Lặng lẽ Sa Pa" đều là những con người có khát vọng cống hiến mãnh liệt.
"Lặng lẽ Sa Pa" được viết theo cốt truyện đơn tuyến, xoay quanh một tình huống hợp lý - cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kỹ sư nông nghiệp cùng cách kể chuyện tự nhiên đã giúp tác phẩm ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng độc giả. Tác phẩm có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và bình luận, đây là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần thành công của truyện. Ngôi kể thứ ba nhưng lại được đặt theo điểm nhìn của ông họa sĩ. Hầu như người kể chuyện đã nhập vào điểm nhìn và tư tưởng của ông họa sĩ để quan sát và miêu tả cảnh thiên nhiên. Qua cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ thì nhân vật anh thanh niên được hiện lên rõ nét, đẹp hơn và có chiều sâu về tư tưởng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tự nhiên, gần gũi đã khẳng định tài năng của tác giả Nguyễn Thành Long. Qua đó, bạn đọc đã cảm nhận được bức tranh chân dung về những người lao động cống hiến quên mình cho công việc, cho đất nước. Chất trữ tình tạo nên lời văn mượt mà, trau chuốt đầy chất thơ như một bản nhạc ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng đất Sa Pa.
Trong vở kịch "Hamlet" của William Shakespeare, tác giả có gieo vào lòng người một câu hỏi đầy trăn trở: "Tồn tại hay không tồn tại?". Và có lẽ, một tác phẩm văn học chỉ có thể tồn tại cùng năm tháng khi được bồi đắp bởi tài năng và tấm lòng người cẩm bút. Bởi lẽ, thời gian là thứ nước rửa hình tàn nhẫn khiến bãi bể hoá nương dâu, trăm hương hoa tiêu biến nhưng lại càng tôn vinh những giá trị độc đáo trong văn chương. Cũng chính chính vì vậy, truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã vượt lên trên sự băng hoại của thời gian, đi sâu vào lòng mỗi độc giả và đem lại những giá trị tốt đẹp về khát vọng cống hiến, lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ ngày hôm nay.
26/03/2025
Đi lấy mật là một đoạn trích từ tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi kể về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An, bối cảnh của tiểu thuyết là vùng đất miền Tây Nam Bộ, nơi có những con người mến khách, yêu nước. Qua đoạn trích đi lấy mật, tác gia đã cho người đọc cảm nhận được về cậu bé An là một con người hồn nhiên, trong sáng và rất ham học hỏi.
An là nhân vật chính, cũng đóng vai là người kể chuyện. Cậu đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau. Trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và Cò, An đã có được một nhiều nghiệm thú vị. Trước hết, An cũng giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”. Qua những hành động này, có thể thấy An là một đứa trẻ khá hiếu động và nghịch ngợm.
Hồn nhiên là vậy nhưng An vẫn biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ về lời má nuôi dạy, về cách lấy mật, lời thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”... Bên cạnh đó, không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Điều này cho thấy, An là một cậu bé có tinh tế, biết phát hiện ra những cái đẹp của thiên nhiên.
Qua đoạn trích đi lấy mật, tất cả những chi tiết từ câu chuyện của mẹ đã cho ta thấy An là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, thích quan sát và yêu thiên nhiên.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
3 giờ trước
Top thành viên trả lời