Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Thu điếu. Bài thơ đã miêu tả vẻ đẹp của mùa thu trong khung cảnh làng quê Bắc Bộ. Đồng thời, cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm sự thời thế của tác giả.
Đầu tiên, tác giả đã khắc họa cảnh sắc mùa thu trong ba câu thơ đầu:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Nhà thơ đã mở đầu bằng cụm từ "ao thu" gợi ra không gian bình dị, thân thuộc ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Tính từ "trong veo" kết hợp hình ảnh ẩn dụ "lạnh lẽo" đã diễn tả trạng thái tĩnh lặng, trong trẻo và buổi sớm mùa thu. Giữa không gian bao la rộng lớn, chiếc thuyền câu xuất hiện thật nhỏ nhoi, đơn độc. Hai hình ảnh đối lập càng làm nổi bật lên sự nhỏ bé của con thuyền. Đến hai câu thơ tiếp, tác giả đã khắc họa những chuyển động nhẹ nhàng của sóng và lá. Bằng cách sử dụng từ láy "tẻo teo", nhà thơ Nguyễn Khuyến đã khiến người đọc liên tưởng đến những cơn gió rất nhẹ. Có thể nói rằng đây là một bức tranh tuyệt mĩ của mùa thu.
Sau đó, tác giả đã mở rộng tầm nhìn và mở rộng không gian trong hai câu thơ tiếp theo:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Không gian được mở rộng lên chiều cao với bầu trời xanh ngắt, khác hẳn với cái "xanh ngắt" của Nguyễn Trãi (Côn Sơn ca). Màu xanh ngắt gợi ra bầu trời như đang nâng dần độ cao. Còn không gian được mở rộng ra chiều rộng với hình ảnh ngõ trúc. Hình ảnh "ngõ trúc" gợi lên sự vắng lặng và yên ả. Từ láy "quanh co" mang đến cảm giác khúc khuỷu, gập ghềnh. Cuối cùng, nhà thơ trở lại với cảnh vật trên mặt ao:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Ở đây, nhà thơ xuất hiện trực tiếp với tư thế tựa gối ôm cần. Dường như người câu cá đang chìm đắm trong suy nghĩ nên không chú ý âm thanh cá đớp động dưới chân bèo. Người đọc có thể thấy được một tâm hồn mơ màng, ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa thu trước khi chợm nghĩ đến sự trăn trở về cuộc sống.
Như vậy, bài thơ Câu cá mùa thu đã vẽ nên nét đẹp của mùa thu trong không gian làng quê Bắc Bộ. Qua đó, nhà thơ còn muốn thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm sự thời thế của mình.
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Thu điếu. Bài thơ đã miêu tả vẻ đẹp của mùa thu trong khung cảnh làng quê Bắc Bộ. Đồng thời, cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm sự thời thế của tác giả.
Đầu tiên, tác giả đã khắc họa cảnh sắc mùa thu trong ba câu thơ đầu:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Nhà thơ đã mở đầu bằng cụm từ "ao thu" gợi ra không gian bao la rộng lớn. Tính từ "trong veo" kết hợp hình ảnh ẩn dụ "lạnh lẽo" đã diễn tả trạng thái tĩnh lặng, trong trẻo và buổi sớm mùa thu. Giữa không gian bao la rộng lớn, chiếc thuyền câu xuất hiện thật nhỏ nhoi, đơn độc. Hai hình ảnh đối lập càng làm nổi bật lên sự nhỏ bé của con thuyền. Đến hai câu thơ tiếp, tác giả đã khắc họa những chuyển động nhẹ nhàng của sóng và lá. Bằng cách sử dụng từ láy "tẻo teo", nhà thơ Nguyễn Khuyến đã khiến người đọc liên tưởng đến những cơn gió rất nhẹ. Có thể nói rằng đây là một bức tranh tuyệt mĩ của mùa thu.
Sau đó, tác giả đã mở rộng tầm nhìn và mở rộng không gian trong hai câu thơ tiếp theo:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Không gian được mở rộng lên chiều cao với bầu trời xanh ngắt, khác hẳn với cái "xanh ngắt" của Nguyễn Trãi (Côn Sơn ca). Màu xanh ngắt gợi ra bầu trời như đang nâng dần độ cao. Còn không gian được mở rộng ra chiều rộng với hình ảnh ngõ trúc. Hình ảnh "ngõ trúc" gợi lên sự vắng lặng và yên ả. Từ láy "quanh co" mang đến cảm giác khúc khuỷu, gập ghềnh. Cuối cùng, nhà thơ trở lại với cảnh vật trên mặt ao:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Ở đây, nhà thơ xuất hiện trực tiếp với tư thế tựa gối ôm cần. Dường như người câu cá đang chìm đắm trong suy nghĩ nên không chú ý âm thanh cá đớp động dưới chân bèo. Người đọc có thể thấy được một tâm hồn mơ màng, ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa thu trước khi chợm nghĩ đến sự trăn trở về cuộc sống.
Như vậy, bài thơ Câu cá mùa thu đã vẽ nên nét đẹp của mùa thu trong không gian làng quê Bắc Bộ. Qua đó, nhà thơ còn muốn thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm sự thời thế của mình.