Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Mĩ. Ông viết ít nhưng tác phẩm nào cũng để lại ấn tượng đậm đà với người đọc bởi cảm xúc chân thành, tinh tế, giọng thơ nhẹ nhàng, ngôn ngữ tự nhiên, giàu hình ảnh. "Sang thu" là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố" (xuất bản năm 1991). Đây là thời điểm đất nước mới thống nhất, hòa bình lập lại chưa lâu nên vẫn còn khó khăn, gian khổ. Qua cảm nhận về sự biến chuyển của thiên nhiên từ cuối hạ sang đầu thu, nhà thơ bày tỏ những rung động man mác, bâng khuâng của lòng mình trước những biến đổi của đất trời trong khoảng khắc giao mùa và suy ngẫm về chín
Trong khoảnh khắc giao mùa ấy, những tín hiệu báo thu đến cho ta nhiều bỡ ngỡ. Tín hiệu đầu tiên được Hữu Thỉnh cảm nhận là hương ổi phả vào trong gió se:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, chợt nhận ra mình bỗng nhiên cảm nhận được mùi hương thân thuộc nhưng đã bị quên lãng bấy lâu nay. Đó là mùi hương ổi pha lẫn chút lạnh lẽo của làn gió se. Làn gió nhẹ nhàng, khô khốc lướt qua khiến hương ổi càng thêm nồng nàn. Động từ "phả" rất độc đáo, góp phần thể hiện sự vận động của các sự vật, vừa gợi lực cánh bay nhẹ của hương ổi trong gió, vừa gợi sự chuyển động ngược chiều của gió và hương ổi. Hương thơm tuy nhẹ nhàng, nhưng lại lan tỏa khắp không gian, thấm đẫm trong từng hơi thở, từng nhịp đập trái tim. Điều đó chứng tỏ rằng mùa thu đã đến rất gần.
Không gian nghệ thuật của bức tranh "Sang thu" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ tiếp theo:
Sóng được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây màu hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sự vận động của thời điểm giao mùa được cụ thể hóa bằng những sắc thái đổi thay của mọi vật. Dòng sông chảy khoan thai, lững lờ. Chim bắt đầu vội vã bay vì gió se đã thổi sang. Một vài đàn chim vội vã bay, tiếng kêu như xôn xao hơn. Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. Một hình ảnh đầy chất thơ gợi ra những liên tưởng thú vị. Đám mây duy nhất còn sót lại của mùa hạ nhưng cũng đã bắt đầu chuyển sang thu. Nếu như ở hai khổ thơ trước, dấu hiệu của mùa thu mới tới chỉ là mơ hồ, chưa rõ rang thì khổ thơ cuối đã làm rõ sự hiện diện của mùa thu. Thời lượng xuất hiện của mùa thu ngày càng nhiều hơn. Thu đã đến thật rồi, không còn mờ ảo nữa mà hiển hiện rõ ràng.
Khổ thơ cuối cùng khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một không gian mới, không gian thu trọn vẹn, thu đã đến hẳn rồi, không còn là thu mới bắt đầu hay thu mơ hồ nữa. Trong không gian ấy còn có cả bóng hình con người đang lặng ngắm nhìn cảnh vật, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất trời. Những sự vật đặc trưng của mùa thu như nắng, mưa, sấm cũng đã khác đi. Chúng không còn dữ dội, mãnh liệt như trong mùa hạ mà dịu đi, hiền hòa và điềm đạm hơn. Nắng vẫn còn nhưng đã nhạt dần, mưa cũng bớt bất ngờ hơn, sấm cũng không còn làm cho người ta giật mình nữa. Tất cả đều dịu đi, êm ả, nhẹ nhàng và chậm rãi. Con người dường như cũng nguôi ngoai đi những đau khổ, vất vả trong cuộc sống mưu sinh.
Qua bài thơ, ta thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện cảm xúc của tác giả. Bài thơ được làm theo thể năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi, ngôn ngữ trong sáng, tự nhiên, cảm xúc chân thành. Những yếu tố này đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Với những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện cảm xúc, bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ đã giúp chúng ta cảm nhận được những biến chuyển tinh tế của đất trời từ hạ sang thu. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.