Viết bài văn nghị luận phân tích nhân vật người mẹ trong tác phẩm trở về của Thạch lam

ADS
thumb up 1
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tuấn anh Vũ
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

05/05/2025

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Văn chương của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Một trong những tác phẩm thú vị của ông là truyện ngắn Nhà mẹ Lê. Tác phẩm đã tái hiện thành công hình ảnh người mẹ Lê với tình thương con vô bờ bến, qua đó phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người dân phố huyện trước Cách mạng.

Truyện kể về một gia đình sống ở phố huyện nghèo, gồm mẹ Lê và mười một người con. Gia đình bà sống trong một căn nhà lá "rộng độ bốn five thước", tường "lồ lộ những kẽ hở". Cuộc sống gia đình ấy càng thêm chật vù chật vật bởi "gian nhà dưới nước ngập lên quá nửa bánh xe". Công việc hàng ngày của bà là dậy từ sớm đi mò cua bắt ốc, xong buôn trứng. Tuy nhiên, số tiền ít ỏi kiếm được chỉ giúp gia đình đỡ đói chứ chẳng đủ để trang trải cuộc sống. Đặc biệt là khi người con trai cả của bà bị bệnh, số tiền dành dụm cũng hết sạch. Từ đó, anh bỏ bê công việc, ăn chơi lêu lổng, uống rượu say khướt. Người đọc dễ dàng nhận ra hình ảnh cái Lê mang đậm màu sắc hiện thực. Đó là bóng dáng của những người nông dân nghèo khổ, túng quẫn bởi đói nghèo, bởi sưu thuế.

Dưới ngòi bút của nhà văn, nhân vật mẹ Lê hiện lên là một người đàn bà hiền lành, lương thiện. Bà phải vất vả, lăn lộn kiếm sống, phải đương đầu với nhiều khó khăn, cực nhọc để nuôi đàn con thơ. Bà chịu đựng mọi gian khổ, hi sinh bản thân để mong sao cho các con được sống tốt. Khi một trận mưa lũ ập đến, nước dâng lên nhanh chóng tràn ngập cả xóm trại ven sông, bà Lê vội vã tìm chỗ trú ẩn cho đàn con. Khi không thể đưa con chạy trốn, bà chỉ còn biết "ôm khít đứa nhỏ vào lòng, lấy thân mình che chở cho nó". Người mẹ đáng thương và tội nghiệp ấy đang cố gắng dùng tất cả tình yêu thương, sự hi sinh của mình để đổi lấy sự bình yên cho đứa con nhỏ. Hành động ấy khiến chúng ta không khỏi nghẹn ngào, xót xa.

Không chỉ vậy, bà còn là một người mẹ giàu đức hi sinh. Vì con, bà có thể làm tất cả, thậm chí phải hi sinh cả tính mạng của mình. Khi không còn sức để đi làm, bà phải nhờ đến sự trợ giúp của anh phu xe. Hiểu được hoàn cảnh của mình, bà đau đớn, tủi nhục vô cùng. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt bà là những giọt nước mắt của sự đắng cay, bất lực. Bà tự trách bản thân mình rằng: "Aáy đấy, cái giống phụ nữ chỉ đẻ nhiều qua thì khổ. Cả đàn con mà chết đói thì còn khổ hơn chết. Tôi chỉ còn ngôi lấy da bọc xương ra thôi". Trong khoảnh khắc, bà đã nghĩ đến cái chết như một sự giải thoát hết thảy cơ cực, đau khổ.

Có thể nói, nhân vật mẹ Lê gây ấn tượng với người đọc bởi tình yêu thương con vô bờ bến. Dù phải chịu đựng bao khổ cực, đắng cay, bà vẫn không ngừng hi vọng vào một tương lai tươi sáng cho các con. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua chi tiết miếng bánh đúc. Dù chỉ là một miếng bánh đúc nhỏ, nhưng bà đã dành trọn vẹn tình yêu thương cho nó. Bà nâng niu, trân trọng và chia đều cho các con. Miếng bánh tuy nhỏ nhưng lại mang một ý nghĩa lớn lao. Nó là biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, của sự hy sinh cao cả.

Bằng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, chân thực, nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật mẹ Lê. Qua đó, gửi gắm tới người đọc thông điệp giá trị. Đó là hãy trân trọng tình yêu thương của cha mẹ; hãy nỗ lực hết mình để báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục cao đẹp.

Như vậy, nhân vật mẹ Lê trong truyện ngắn Nhà mẹ Lê hiện lên là một người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó. Qua nhân vật này, nhà văn đã góp phần phơi bày hiện thực xã hội nghèo khổ, tăm tối; đồng thời gửi gắm thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử và sự hy sinh.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar volunteer-photo-frame.svg
level icon
Nhân Irving

05/05/2025

Tuấn anh Vũ

Lẽ đời khi giàu sang phú quý con người ta thường quên đi cảnh thực tại khốn khó, bần hàn. Giống như nhân vật tôi trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy khi sung sướng thì quên đi vầng trăng nghĩa tình, phải đến khi mất điện mới thấy vầng trăng có ý nghĩa như thế nào. Nhân vật Tâm trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam lại khác hoàn toàn, anh ta phủ nhận quá khứ, quên đi những người đã yêu thương, giúp đỡ mình, quay lưng với cả ruột thịt. Nhân vật đã được Thạch Lam khắc họa bằng ngòi bút chân thật nhất trên trang văn của mình.

    Câu chuyện kể về nhân vật chính Tâm, một người được nuôi dưỡng bởi mẹ già của mình với tình yêu và sự chăm sóc. Dưới sự dạy dỗ của mẹ, Tâm trở thành người học hành đàng hoàng và được thoát ra khỏi quê nghèo lên thành phố. Tuy nhiên, khi anh ta rời xa quê hương để đến thành phố, cuộc sống xa hoa và hào nhoáng dường như làm mờ đi đôi mắt và làm Tâm quên đi người mẹ già yêu dấu ở quê nhà. Trong khoảng thời gian dài sáu năm đó, anh chàng chỉ đơn thuần gửi tiền về cho mẹ hàng tháng mà không một lần hỏi thăm hay để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê nhà. Trong những bức thư ấy chứa đựng biết bao sự quan tâm và ân cần của người mè lâu năm chẳng được gặp con. Tệ hơn nữa, vì lo sợ bị phát hiện rằng mẹ anh là người nghèo khổ ở quê hương, anh ta không thông báo cho mẹ biết rằng mình đã lấy vợ. Khi cuối cùng buộc phải trở về thăm quê, Tâm đáp lại tình cảm của mẹ bằng sự thờ ơ, thậm chí còn xưng hô tôi – bà, thể hiện là một người “không cùng đẳng cấp” với những người họ hàng ở quê.

     Trước hết chúng ta phải đồng tình với nhau rằng Tâm là một chàng trai có chí tiến thủ. Bằng chứng là anh ta rất chịu khó học hành, nhà nghèo nhưng luôn có nỗ lực phấn đấu để thay đổi cuộc đời, số phận cho mình. Và những nỗ lực ấy của Tâm đã được đền đáp một cách xứng đáng. Cậu thành đạt, có cuộc sống dư dả, lại lấy được cô vợ giàu có. Hai vợ chồng sống trong nhà cao cửa rộng, cơm bưng nước rót, tận hưởng những thú vui xa xỉ của những người giàu có.

     Nhưng trái ngược với chí tiến thủ không ngừng ấy Tâm lại là một con người vô ơn, bạc bẽo. Đầu tiên là với chính người mẹ già của mình, cậu đã quên hoàn toàn đi người mẹ đã nuôi nấng hy sinh vì mình, đã cho cậu có cuộc sống như ngày hôm nay. Cậu coi việc thăm mẹ là nghĩa vụ, cậu ta lấy vợ nhưng mẹ cũng không hề hay biết. Bởi vì Tâm muốn giấu nhẹm mình có một bà mẹ nghèo với thông gia nên cậu không hề nhắc đến mẹ trong lễ cưới. Đã vậy thì thôi cậu còn xem việc báo hiếu với mẹ bằng mấy đồng bạc, tuyệt nhiên không hỏi han mẹ lấy một lời, cho rằng mình đã làm tròn nghĩa vụ của một người con khi “tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế” Thật chua xót và cay đắng biết bao nhiêu khi một đứa con lại luôn xấu hổ về mẹ của mình. Nghĩ rằng chỉ có mấy đồng tiền gửi cho mẹ thế là đã trọn bổn phận làm con, rồi lại trách, giận mẹ vì mẹ mà mình phải nói dối, giấu diếm vợ. Đến đây người đọc thầm trách Tâm đúng là một đứa con bất hiếu, không xứng đáng với những gì mà mẹ đã hy sinh cho mình.

     Người mẹ già ở quê luôn mỏi mòn chờ mong tin hồi âm của Tâm. Mong ngóng đứa con làm ăn xa trở về nhà không phải vì đồng quà, tấm bánh mà chỉ vì muốn nhìn thấy con luôn khoẻ mạnh, bình an. Đáng buồn thay Tâm lại xem đó là sự nhiêu khê, anh ta cứ khất lần khất lượt nghĩa vụ về quê, có khi năm, sáu năm chàng cũng không về. Người mẹ già liệu còn sống được bao nhiêu nữa để chờ mong tin con? Ấy thế mà Tâm vô cảm hờ hững đến độ sáu bảy năm cũng không về để thăm mẹ. Những bức thư mẹ gửi lên bằng tất cả tình yêu thương, trông chờ vào đứa con, Tâm lại xem đó là một thứ trò cười, xấu xí, Tâm khinh bỉ nó “thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến”.

Phân tích nhân vật Tâm trong truyện Trở về của Thạch Lam ảnh 2

     Đến người mẹ đã dứt ruột đẻ ra mình Tâm còn chẳng may may quan tâm, đoái hoài thì những người làng xóm, họ hàng đối với anh ta có là gì. Bằng tâm thế của một kẻ giàu có luôn coi mình hơn người Tâm luôn nhìn những người đồng hương của mình bằng một thái độ khinh rẻ, coi thường. Ra khỏi ngôi nhà tuổi thơ, Tâm cảm thấy nhẹ nhõm hẳn người khi đã trút được cái sự nhếch nhác, nghèo khổ của chốn nhà quê. Cậu ta chẳng mảy may xúc động với nơi đã chăm bẵm mình những ngày khốn khó, “không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi”.

     Đã có nhiều lúc Tâm tự chế giễu mình vì một tuổi thơ nghèo khó, nhếch nhác, rằng mình đã được sinh ra ở một nơi tầm thường như thế. Quá khứ từng yêu một cô gái nghèo với ước mơ về một túp lều tranh hai trái tim vàng. Nghĩ đến đó Tâm lại thấy nực cười với chính hành động của mình, tự chế giễu, chà đạp đi chính quá khứ của mình. Con người như thế thì liệu có đáng tin tưởng trong xã hội này chăng?

     Sự xấu xa, ích kỷ của nhân vật được đẩy lên đến cao trào khi ở cuối tác phẩm tác giả đặt Tâm vào tình huống: nhìn thấy người mẹ già và cô Trinh đưa nhau ra ga xe lửa để nhìn chàng trước khi rời về thành phố. Hình ảnh người mẹ già dựa vào người Trinh khiến cố ngắm nhìn con trai mình khiến độc giả không khỏi nhói lòng. Nhưng hắn vẫn chẳng mảy may quan tâm và xúc động trước cảnh ấy. Tâm vẫn lạnh lùng như băng và còn khó chịu với điều ấy. Lúc này anh ta chỉ lo sợ rằng bà cụ sẽ khóc lóc kể lể, ái ngại những câu bình phẩm to nhỏ, cái mỉm cười chế giễu của mọi người mà không quan tâm đến cảm xúc người mẹ nghèo.

     Có thể nói tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật Tâm thông qua việc miêu tả hành động, ngôn ngữ đặc biệt là suy nghĩ nội tâm. Tâm là điển hình cho một bộ phận không nhỏ người trong xã hội hiện đại. Thông qua nhân vật này nhà văn phê phán thâm trầm, sâu sắc những con người chạy theo danh lợi mà chà đạp quá khứ, phủ nhận những giá trị đích thực của cuộc đời.

     Bằng lối viết truyện nhẹ nhàng Thạch Lam đã tái hiện thành công nhân vật Tâm. Nhân vật với nội tâm xấu xí đáng lên án. Cho đến nay đã nhiều năm kể từ khi tác phẩm ra đời nhưng giá trị và ý nghĩa của Trở về vẫn còn rất nóng hổi.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi