06/05/2025
06/05/2025
06/05/2025
1.Xác định thể loại của văn bản.
2.Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
.3.Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:
.“Không cần phải nói, con đã nghe ngọn gió, không cần phải nhìn, con đã thấy con chim đại bàng bay mọc lần chinh phục đỉnh trời.”
4.Anh/chị hiểu nội dung như thế nào là sự "rung động tinh vi" qua tác giả đề cập đến trong văn bản?
5.Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân?
06/05/2025
câu 1
→ Thể loại: Văn bản nghị luận phê bình văn học.
Văn bản trích từ tác phẩm "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh – Hoài Chân, bàn luận và đánh giá về thơ ca của Xuân Diiẹu
câu 2
→ Văn bản bàn về đặc điểm thơ ca của Xuân Diệu – một hồn thơ mới mẻ, sôi nổi, tha thiết với cuộc đời, có sự rung động tinh vi trước thiên nhiên và tình yêu. Tác giả đề cao cá tính nghệ thuật và nguồn sống dồi dào, phong phú trong thơ Xuân Diệu, khác biệt với sự lặng lẽ thường thấy của thi ca Việt Nam thời trước.
câu 3
“Sự rung động tinh vi” mà tác giả đề cập đến là khả năng cảm nhận một cách sâu sắc, tinh tế và nhạy bén trước những biến chuyển nhỏ bé, mong manh của thiên nhiên, tình yêu và cuộc sống. Trong thơ Xuân Diệu, sự rung động ấy thể hiện qua việc nhà thơ phát hiện vẻ đẹp ở những hình ảnh bình dị như “luồng run rẩy rung rinh”, “tà áo mới cũng say mùi gió nước” hay “tiếng sói vang vang hận”. Đó là một tâm hồn luôn sống trong trạng thái yêu thương mãnh liệt, không ngừng rung cảm trước mọi sắc thái của cuộc sống. Từ nhận định của tác giả Hoài Thanh về thơ Xuân Diệu rằng “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình”, em rút ra bài học rằng mỗi người cần biết quý trọng thời gian, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và không ngừng tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống quanh mình. Hãy sống hết mình, sống có ý nghĩa và không ngại thể hiện cảm xúc, vì chính điều đó làm nên giá trị đích thực của cuộc sống và của mỗi con người.
câu 4
Văn bản trên thuộc thể loại nghị luận phê bình văn học, được trích từ tác phẩm "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh – Hoài Chân. Văn bản tập trung bàn về đặc điểm thơ ca của Xuân Diệu, một nhà thơ mới lạ, giàu cảm xúc và mang đến một nguồn sống dồi dào chưa từng thấy trong nền thơ ca Việt Nam trước đó. Xuân Diệu là người luôn say đắm tình yêu, yêu thiên nhiên, khát khao sống mãnh liệt và tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc ngắn ngủi của đời người. Văn bản sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu: “Không cần phải là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống.” Những hình ảnh này tượng trưng cho lối sống phi thường, to lớn, qua đó khẳng định rằng mọi hình thức sống – dù bình thường, nhỏ bé – đều đáng quý và có giá trị, từ đó làm nổi bật quan điểm sống đầy nhân văn trong thơ Xuân Diệu. Tác giả cũng nhấn mạnh "sự rung động tinh vi" của Xuân Diệu, đó là khả năng cảm nhận sâu sắc, nhạy bén trước mọi chuyển động dù nhỏ nhất của thiên nhiên, tình yêu và cuộc sống. Những hình ảnh như “mây biếc”, “tiếng đàn dưới trăng thu”, “tà áo mới cũng say mùi gió nước” thể hiện rõ một tâm hồn thi sĩ tinh tế, đầy cảm xúc. Từ nhận định "Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình", em rút ra bài học rằng chúng ta cần biết trân trọng thời gian, sống tích cực, sống hết mình và cảm nhận vẻ đẹp giản dị quanh ta. Mỗi khoảnh khắc đều quý giá, và chỉ khi ta sống thật sâu sắc với cuộc đời thì cuộc đời mới trở nên đáng sống.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời