22/05/2025
23/05/2025
( Đây là các quy tắc hồi lớp 5 cô cho mình ạ )
Quy tắc 1 : Động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. ( Ngoại lệ: 'answer; 'enter; 'happen; 'offer; 'open )
Quy tắc 2 : Danh từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. ( Ngoại lệ: ad'vice; ma'chine; mis'take; tất cả đuôi teen nhận trọng âm )
Quy tắc 3 : Tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. ( Ngoại lệ: a'lone; a'mazed; ma'ture )
Quy tắc 4 : Với động từ ghép thì trọng âm là trọng âm của từ thứ 2.
Quy tắc 5 : Trọng âm rơi vào chính các âm tiết: sist, cur, tain, tract, self, vent, ver, test.
Quy tắc 6 : Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, -eer, -ese, -ique, -esque, -ain. ( Ngoại lệ: com'mittee; 'coffee; em'ployee )
Quy tắc 7 : Các từ có hậu tố là -ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, -ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity thì trọng âm rơi vào âm tiết phía trước nó. ( Ngoại lệ: 'television )
Quy tắc 8 : Các tiền tố (prefix) như un-, im-, en-, dis-, re-, ir-, ex-, ...... Không nhận trọng âm. ( Ngoại lệ: 'underpass; 'underlay )
Quy tắc 9 : Danh từ ghép có trọng âm là trọng âm của từ thứ nhất.
Quy tắc 10: Tính từ ghép có trọng âm là trọng âm của từ thứ nhất. ( Ngoại lệ: duty-'free; snow-'white )
Quy tắc 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai dạng -ed/ phân từ 2 thì trọng âm chính rơi vào thành phần thứ hai.
Quy tắc 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm từ gốc không thay đổi: -ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less.
Quy tắc 13: Những từ có tận cùng là các đuôi: -graphy, -ate, -gy, -cy, -ity, -phy, -al thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời