ii:
câu 1. Bài thơ "Một Kiếp Người" của nhà thơ Huyền Nguyễn là một tác phẩm đầy cảm xúc, thể hiện nỗi buồn, sự cô đơn và khát vọng sống có ích của con người. Qua những câu thơ giản dị mà sâu lắng, tác giả đã khéo léo vẽ nên bức tranh về cuộc đời ngắn ngủi, đầy biến động của mỗi cá nhân.
Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh một người đàn ông đang ngồi bên bờ sông, nhìn dòng nước chảy xiết. Dòng sông tượng trưng cho dòng chảy thời gian, cuốn trôi mọi thứ, bao gồm cả cuộc đời của con người. Hình ảnh này gợi lên sự bất lực trước quy luật sinh lão bệnh tử, khiến lòng người trở nên trống rỗng và cô đơn.
Tác giả đặt ra hàng loạt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, liệu mình đã làm được gì có ích hay chỉ là một kiếp người vô nghĩa? Những câu hỏi ấy vang vọng trong tâm trí người đọc, khiến họ suy ngẫm về giá trị của bản thân và mục đích sống.
Khổ thơ thứ nhất miêu tả cảnh vật thiên nhiên như mây trắng, núi xanh, hoa nở rộ nhưng lại mang đến cảm giác u ám, buồn bã. Mây trắng bay đi, núi xanh còn đó, hoa nở rồi tàn, tất cả đều không tồn tại mãi mãi. Điều này phản ánh sự ngắn ngủi của tuổi trẻ, những ước mơ dang dở và nỗi buồn khi phải đối mặt với sự thật phũ phàng của cuộc đời.
Khổ thơ thứ hai tiếp tục khẳng định sự bất lực trước quy luật sinh lão bệnh tử của con người. Dù tài giỏi đến đâu, cuối cùng chúng ta cũng phải chấp nhận cái chết, không ai thoát khỏi vòng luân hồi. Tác giả bày tỏ nỗi niềm xót xa khi chứng kiến những người thân yêu lần lượt ra đi, để lại khoảng trống lớn trong trái tim mình.
Cuối cùng, khổ thơ cuối cùng nhấn mạnh vào sự ngắn ngủi của tuổi trẻ và những ước mơ chưa thực hiện. Tuổi xuân qua nhanh, những hoài bão dang dở khiến lòng người càng thêm tiếc nuối và đau đớn. Câu hỏi tu từ "Ai biết chăng?" như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về việc trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống, sống sao cho thật ý nghĩa để khi nhắm mắt xuôi tay không hối hận vì những điều chưa làm được.
Bằng ngôn từ tinh tế, giàu sức biểu đạt, Huyền Nguyễn đã tạo nên một tác phẩm thơ đầy cảm xúc, chạm đến trái tim người đọc. Bài thơ "Một Kiếp Người" không chỉ là tiếng lòng của tác giả mà còn là lời nhắn nhủ sâu sắc về cuộc sống và con người.
câu 2. Trong muôn vàn những tinh túy mà con người cần phải trau dồi để hoàn thiện bản thân, tình yêu thương là một trong những điều quý giá nhất. Nó giống như một chiếc túi khổng lồ phép con người chứa đựng sự hạnh phúc, niềm vui, sự đồng cảm, thấu hiểu, lắng nghe, sẻ chia, lòng vị tha, ... Và hơn cả, nó giúp gắn kết người với người lại với nhau, tạo thành một khối thống nhất, gây dựng một xã hội nhân văn và tốt đẹp.
Vậy thế nào là tình yêu thương? Tình yêu thương là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó có thể là tình cảm yêu quý, gắn bó, sự đồng cảm, thấu hiểu, hay giúp đỡ lẫn nhau,... giữa con người với con người. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi. Bố mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn ...
Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cải mất mát ... chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,... Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.
Nhưng cho dù vậy, vẫn có một số người quên mất đi tình yêu thương, bán rẻ linh hồn mình vì lợi ích, vì vật chất. Họ sống trong vô cảm, sống trong sự giả dối. Gặp người già nép mình xin ăn, họ lại né tránh, họ không muốn giúp đỡ. Họ còn trẻ, họ còn khỏe, họ còn biết bao nhiêu thứ phải lo, họ không có thời gian quan tâm đến. Nhưng liệu mấy ai hiểu được những nỗi khổ đau, bất hạnh của những người có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Liệu mấy ai hiểu được một cụ già đang đói rát trong bụng, một đứa trẻ đang mong mỏi một bữa ăn no. Hay vài nghìn đồng đối với chúng ta là rẻ rúng, nhưng vài nghìn đồng đối với họ lại là một món tiền lớn. Vài nghìn đồng ấy có thể giúp họ sống được trong một buổi. Một bữa ăn no, một manh áo lành, một chỗ ở tạm thời đã là quá đủ rồi.
Không có gì tuyệt bằng tình yêu thương giữa con người với con người. Vì vậy hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.