16/06/2025
16/06/2025
16/06/2025
Câu 1:
Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba ( ngôi kể từ người ngoài cuộc không phải nhân vật trong câu chuyện)
Dấu hiệu nhận biết:
+Người kể ẩn mình không có thông tin, không xưng "tôi"
+ Tác giả sử dụng các đại từ "nó, mình, chị cậu, bà" để chỉ các nhân vật
+ Tác giả không trực tiếp tham gia vào câu chuyện mà chỉ là người quan sát miêu tả sự việc và cảm xúc của nhân vật
Câu 2:
Câu chứa biện pháp tu từ nói mỉa " Con không thích học chung với họ hàng, con học ở đây quen rồi, ở đây có bạn nhiều" => Đây là câu nói mỉa của Thùy về việc không muốn học chung với Hà vì Hà là một cô bé ngoan hiền, điều này đã phản ánh sự ganh tị và một chút giọng điệu mỉa mai trong lời nói của Thùy
Câu 3:
Chi tiết Hà lên truyền hình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm nổi bật sự khác biệt giữa Hà và Thùy, tạo ra sự so sánh đối lập giữa hai nhân vật trong tính cách. Chính chi tiết này như một tình huống đẩy cảm xúc của nhân vật Thùy lên cao trào- cô bé cảm thấy ganh tị và áp lực khi đối diện với hình ảnh "tấm gương sáng": của Hà. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm những thông điệp và bài học quý báu về cách sống đến với mỗi người.
Câu 4:
Nhân vật Thùy được xây dựng dựa trên yếu tố: tính cách, lối ứng xử, sự ganh tỵ, thiếu tự tin và tâm lý bất mãn đặc biệt với Hà
=> Thùy là một cô gái có phần bướng bỉnh đôi khi thiếu kiên nhẫn và dễ buồn bực về những điều nhỏ nhặt. Tuy nhiên đây cũng là cô gái có chiều sâu cảm xúc, Thùy có những suy nghĩ sâu sắc và đôi khi tự vấn bản thân về cách sống và mối quan hệ với Hà, Thùy có ganh tỵ với Hà nhưng cũng trăn trở đặt ra câu hỏi tại sao mình không giỏi như Hà. Qua đó chúng ta thấy đây là một cái gái có những phẩm chất tốt nội tâm giàu cảm xúc và đôi phần đáng yêu bên ngoài cái vẻ bướng bỉnh thiếu tự tin và dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.
Câu 5: Nếu được chọn tôi sẽ lựa chọn theo cách sống của Hà. Bởi Hà là một tấm gương sáng về lối sống giản dị, chăm chỉ- một cô gái hội tụ đầy đủ những đức tính tốt đẹp. Sự khiêm tốn, tình yêu thương qua việc chăm sóc gia đình và sự chuyên tâm học hành của Hà sẽ góp phần tạo nên những giá trị sống đích thực. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta phải mặc định mình theo bất cứ ai mà hãy cứ sống là chính mình luôn nỗ lực và cố gắng. Dẫu bạn có là Violet xanh hay hoa hồng đỏ thì bạn vẫn tỏa hương theo cách của mình!
Câu 1:
Nhân vật Thùy trong truyện ngắn Chị em họ của Phan Thị Vàng Anh hiện lên như một bức chân dung sống động về một cô gái tuổi mới lớn – cá tính, thẳng thắn, dễ tổn thương nhưng cũng rất giàu lòng tự trọng và tình cảm. Vẻ đẹp của Thùy không đến từ những thành tích nổi bật hay hình thức kiểu mẫu như người chị họ Hà – "tấm gương sáng" của cả dòng họ, mà đến từ chính sự chân thực, sống đúng với cảm xúc và những nỗ lực âm thầm để khẳng định bản thân giữa môi trường không thân thuộc.
Ở Thùy là cả một thế giới nội tâm phong phú. Em có phần ngang bướng khi phản đối việc bị ép học chung với họ hàng, khi phản ứng gay gắt với mẹ, hoặc khi thẳng thắn nhận xét Hà là người “lờ đờ như người ốm”. Nhưng sau tất cả những lời nói có phần nông nổi ấy là một trái tim đang vùng vẫy để tìm tiếng nói và sự công nhận. Thùy không ganh ghét Hà, chỉ là em cảm thấy mình bị đặt trong thế đối sánh – nơi Hà luôn giỏi giang, ngoan ngoãn, được ngợi ca, còn em thì lạc lõng, không được thấu hiểu. Điều ấy khiến Thùy đau đáu tự hỏi: “Mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi?” – đó là một sự tự vấn rất thật, rất đời.
Vẻ đẹp của Thùy còn thể hiện qua những hành động âm thầm nhưng đầy trách nhiệm. Em là người đến trường sớm, tự nguyện xếp ghế, quét lớp, đi làm giỗ từ sớm để phụ việc – tất cả đều xuất phát từ sự chủ động, không cần ai nhắc nhở. Khi được khen “chăm”, Thùy chỉ uất ức khi mẹ quy chụp là “lười học”, chứ không hề đòi hỏi được ghi nhận. Ngay cả khi chứng kiến Hà được lên truyền hình, được tung hô, em cũng không thật sự ganh tị – chỉ thoáng chạnh lòng, rồi lặng lẽ nghĩ về chính mình: nếu có được mời, chắc cũng không biết nói gì. Sự im lặng ấy không phải vì tự ti mà vì Thùy hiểu bản thân mình không hợp với thứ ánh sáng hào nhoáng, em sống với những điều nhỏ bé, chân thành và giản dị.
Thông qua nghệ thuật đối lập và cách khắc họa tinh tế những dòng suy nghĩ bên trong, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng Thùy như một đại diện tiêu biểu cho những người trẻ không hoàn hảo nhưng sống thật, sống có lòng tự trọng và biết cố gắng trong âm thầm. Vẻ đẹp của Thùy là vẻ đẹp đầy đời thường nhưng lại khiến người đọc phải lặng đi suy nghĩ – một vẻ đẹp không phô trương, không rực rỡ, mà sâu sắc và chạm đến trái tim.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời